Đương nhiên, một số phép lịch sự trong bàn ăn xuất hiện, và những câu nói liên quan cũng ra đời, chẳng hạn như câu 'ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu'.
Câu nói này nghĩa là gì? Câu nói này có còn tồn tại đến ngày nay không?
Đầu tiên, ăn tránh ba món
Nếu ăn cùng gia đình, bạn có thể ăn hai món và một canh thì cũng không quá để ý. Tuy nhiên, nếu đãi tiệc khách thì việc dọn 3 món ăn, người xưa cho rằng đó là hành vi không phù hợp với lễ nghi.
Lý do thứ nhất là cổ nhân rất thích những từ đồng âm mang lại ý nghĩa may mắn, nhưng "Tam - ba" cùng "Tán - tản ra" là đồng âm, dường như là chỉ yến tiệc tan rã trong buồn bã, có ý tứ là giải tán ngay lập tức. Trong khi đó, mở tiệc là để được sum họp quây quần, kết nối tình cảm mà lại làm ra thứ có ngụ ý ly tán thì quả là không nên.
Thứ hai, người xưa chỉ bày ba món trên mâm lễ, mâm cúng. Vì thế, nếu đãi khách với ba món ăn sẽ được hiểu là không tôn trọng khách.
Hơn nữa, trong văn hóa truyền thống của người xưa, họ còn rất coi trọng việc thành đôi thành cặp. Do đó, nếu đãi khách với số món lẻ trên bàn tiệc sẽ được coi là nhạo báng.
Thứ hai, đũa tránh năm
Người xưa cho rằng, trước khi khai tiệc phải chuẩn bị đầy đủ thì mới đủ lòng thành kính. Trong nghi thức bàn ăn, việc sắp xếp bộ đồ ăn và sắp xếp chỗ ngồi rất đặc biệt. Trong đó, đũa phải được đặt ngay ngắn, không dài không ngắn hay khác biệt. Nếu độ dài khác nhau, điều đó có nghĩa là "ba dài và hai ngắn", mà tổng của ba và hai là năm. Vì vậy, câu nói "đũa tránh năm" có nghĩa là đôi đũa không nên dài ba và hai ngắn.
Ngoài ra, đầu đũa hình tròn, đuôi đũa hình vuông, có nghĩa là trời tròn, đất vuông. Chiều dài của đũa theo đơn vị đo Trung Hoa cổ là bảy tấc sáu, tượng trưng cho khác biệt cơ bản của con người với động vật: "Thất tình lục dục", tức có bảy cảm xúc và sáu mong muốn. Trên bàn ăn, sự tương xứng và đầy đủ của đũa vừa được coi là sự chúc phúc vừa là sự tôn kính với người dự tiệc.
Người ta cũng có nhiều quy ướcvề việc sử dụng đũa như đầu đũa không được gõ vào bát, đầu đũa không được cắm ngược vào bát cơm, đuôi đũa không được đâm vào người.
Thứ ba, tiệc tránh sáu
Những chiếc bàn và ghế cổ xưa chủ yếu là hình tròn, bầu dục hoặc bàn Bát Quái (tám cạnh). Người xưa cho rằng một chiếc bàn như vậy không thể ngồi được sáu người, nếu không sẽ rất khó coi, vì nếu ngồi được sáu người thì nhìn từ xa sẽ giống như một con rùa với đầu, đuôi và bốn chân. Trong khi đó, rùa ít khi được sử dụng để so sánh với ý nghĩa tốt đẹp.
Đồng thời âm Hán cổ của số sáu là “lục” đồng âm với “lạc”. Thêm thế ngồi sáu người quanh bàn sẽ tạo thành cụm từ chỉ sự sa ngã, rơi rụng. Những quan niệm này được cho là để tránh lãng phí, tận dụng tối đa không gian bàn tiệc và đồ ăn.