Mặc dù nhắc đến con hổ, nhiều người Việt thời nay sẽ nghĩ đến những vật phẩm xa xỉ như da hổ hay cao cổ cốt, nhưng người Việt xưa từng dành cho hổ sự kính trọng đặc biệt, đến mức coi hổ như bậc cha chú của mình.Vào thuở xa xưa đó, hầu hết lãnh thổ Việt Nam là rừng rậm, và chính là chúa tể thực sự của sinh cảnh này. Với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể uyển chuyển và sự mềm mại, khéo léo, hổ đã được con người e sợ và ngưỡng mộ.Chính vì vậy người dân vẫn gọi loài vật này bằng những đại từ nhân xưng thể hiện sự kính trọng như "Ngài", "Ông" hay "Cậu", vốn chỉ dùng để xưng hô với những người có vai vế ở trên mình.Việc thể hiện sự tôn kính với hổ cũng gắn với niềm tin rằng điều này khiến các “Ông” hổ thông cảm mà không hại người đi rừng hoặc mò vào làng bắt gia súc.Sự kính trọng ấy đã dẫn đến việc thờ thần Hổ. Sự thờ phụng này gắn với các truyền thuyết dân gian rằng ở mỗi cụm rừng đều có một vị chúa tể chốn sơn lâm, được coi là thần Hổ.Vị thần Hổ này thống lĩnh các loài thú trong rừng, góp phần phù trợ và bảo vệ mùa màng cho dân làng có được cuộc sống được ấm no hạnh phúc, nhà nhà yên ổn người người an vui (hổ cứ sơn lâm phù xã tắc) và cũng còn có chức năng hộ vệ cho vị Thành hoàng Bổn cảnh.Tiếc rằng bước sang thế kỷ 21, vị thế của con hổ đã bị suy giảm thảm hại. Từ con vật được phong thần, hổ đã trở thành đối tượng săn lùng, tận diệt, đến mức không còn được ghi nhận trong các cánh rừng ở Việt Nam suốt nhiều thập niên qua.Dù vậy, sự tôn kính dành cho loài hổ vẫn chưa mất hẳn. Ở nhiều đền miếu trên cả ba miền, hổ vẫn được người dân thờ phụng, gọi là “Ông”, là “Cậu” như truyền thống được lưu lại từ xa xưa.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Mặc dù nhắc đến con hổ, nhiều người Việt thời nay sẽ nghĩ đến những vật phẩm xa xỉ như da hổ hay cao cổ cốt, nhưng người Việt xưa từng dành cho hổ sự kính trọng đặc biệt, đến mức coi hổ như bậc cha chú của mình.
Vào thuở xa xưa đó, hầu hết lãnh thổ Việt Nam là rừng rậm, và chính là chúa tể thực sự của sinh cảnh này. Với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể uyển chuyển và sự mềm mại, khéo léo, hổ đã được con người e sợ và ngưỡng mộ.
Chính vì vậy người dân vẫn gọi loài vật này bằng những đại từ nhân xưng thể hiện sự kính trọng như "Ngài", "Ông" hay "Cậu", vốn chỉ dùng để xưng hô với những người có vai vế ở trên mình.
Việc thể hiện sự tôn kính với hổ cũng gắn với niềm tin rằng điều này khiến các “Ông” hổ thông cảm mà không hại người đi rừng hoặc mò vào làng bắt gia súc.
Sự kính trọng ấy đã dẫn đến việc thờ thần Hổ. Sự thờ phụng này gắn với các truyền thuyết dân gian rằng ở mỗi cụm rừng đều có một vị chúa tể chốn sơn lâm, được coi là thần Hổ.
Vị thần Hổ này thống lĩnh các loài thú trong rừng, góp phần phù trợ và bảo vệ mùa màng cho dân làng có được cuộc sống được ấm no hạnh phúc, nhà nhà yên ổn người người an vui (hổ cứ sơn lâm phù xã tắc) và cũng còn có chức năng hộ vệ cho vị Thành hoàng Bổn cảnh.
Tiếc rằng bước sang thế kỷ 21, vị thế của con hổ đã bị suy giảm thảm hại. Từ con vật được phong thần, hổ đã trở thành đối tượng săn lùng, tận diệt, đến mức không còn được ghi nhận trong các cánh rừng ở Việt Nam suốt nhiều thập niên qua.
Dù vậy, sự tôn kính dành cho loài hổ vẫn chưa mất hẳn. Ở nhiều đền miếu trên cả ba miền, hổ vẫn được người dân thờ phụng, gọi là “Ông”, là “Cậu” như truyền thống được lưu lại từ xa xưa.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.