Khi đọc tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", nhiều người ấn tượng với tình tiết Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi "kết nghĩa vườn đào". Họ cùng thề “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”.Sau đó, Quan Vũ và Trương Phi hết lòng phò tá, đánh đông dẹp bắc, giúp Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ. Nhờ những đóng góp quan trọng của 2 người anh em kết nghĩa này, Lưu Bị từng bước xây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.Quan Vũ và Trương Phi trở thành một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Họ được Lưu Bị tôn trọng, tin tưởng và đánh giá cao.Thế nhưng, nhiều người không khỏi bất ngờ, tò mò khi Lưu Bị không giao Hán Trung cho anh em kết nghĩa Trương Phi trấn giữ.Liệu có phải Lưu Bị không hoàn toàn tin tưởng Trương Phi hay võ tướng này không đủ khả năng để trấn giữ Hán Trung nên quân chủ nhà Thục Hán có quyết định như vậy?Trước câu hỏi này, một số lý do được các nhà nghiên cứu đưa ra để lý giải hành động của Lưu Bị. Nhà Thục Hán chiếm được Hán Trung năm 219. Đây là thành trì quan trọng nên Lưu Bị muốn giao cho võ tướng tài đức vẹn toàn để trấn giữ.Lưu Bị biết Trương Phi là võ tướng có thực lực mạnh nhưng tính cách nóng nảy, bộc trực, hung hăng, thích uống rượu. Trong quá khứ, Trương Phi từng vì uống rượu mà để mất thành Từ Châu.Vậy nên, lo lắng của Lưu Bị về Trương Phi hoàn toàn có thể hiểu được. Theo đó, sau khi xem xét kỹ, Lưu Bị quyết định giao cho Trương Phi trấn giữ Lãng Trung.Lãng Trung có vị trí quan trọng ở Đông Xuyên. Thêm nữa, Lãng Trung ở gần Hán Trung. Nếu Hán Trung rơi vào tình thế bất lợi khi bị kẻ địch vây hãm thì Trương Phi trấn giữ Lãng Trung có thể nhanh chóng xuất quân chi viện.Ngay cả khi Hán Trung bị kẻ địch đánh chiếm, Trương Phi sẽ có thể dẫn quân từ Lãng Trung tiến đánh, lật ngược tình thế. Nhờ vậy, Trương Phi sẽ phát huy được thực lực mạnh nhất.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Khi đọc tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", nhiều người ấn tượng với tình tiết Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi "kết nghĩa vườn đào". Họ cùng thề “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”.
Sau đó, Quan Vũ và Trương Phi hết lòng phò tá, đánh đông dẹp bắc, giúp Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ. Nhờ những đóng góp quan trọng của 2 người anh em kết nghĩa này, Lưu Bị từng bước xây dựng nhà Thục Hán vững mạnh.
Quan Vũ và Trương Phi trở thành một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Họ được Lưu Bị tôn trọng, tin tưởng và đánh giá cao.
Thế nhưng, nhiều người không khỏi bất ngờ, tò mò khi Lưu Bị không giao Hán Trung cho anh em kết nghĩa Trương Phi trấn giữ.
Liệu có phải Lưu Bị không hoàn toàn tin tưởng Trương Phi hay võ tướng này không đủ khả năng để trấn giữ Hán Trung nên quân chủ nhà Thục Hán có quyết định như vậy?
Trước câu hỏi này, một số lý do được các nhà nghiên cứu đưa ra để lý giải hành động của Lưu Bị. Nhà Thục Hán chiếm được Hán Trung năm 219. Đây là thành trì quan trọng nên Lưu Bị muốn giao cho võ tướng tài đức vẹn toàn để trấn giữ.
Lưu Bị biết Trương Phi là võ tướng có thực lực mạnh nhưng tính cách nóng nảy, bộc trực, hung hăng, thích uống rượu. Trong quá khứ, Trương Phi từng vì uống rượu mà để mất thành Từ Châu.
Vậy nên, lo lắng của Lưu Bị về Trương Phi hoàn toàn có thể hiểu được. Theo đó, sau khi xem xét kỹ, Lưu Bị quyết định giao cho Trương Phi trấn giữ Lãng Trung.
Lãng Trung có vị trí quan trọng ở Đông Xuyên. Thêm nữa, Lãng Trung ở gần Hán Trung. Nếu Hán Trung rơi vào tình thế bất lợi khi bị kẻ địch vây hãm thì Trương Phi trấn giữ Lãng Trung có thể nhanh chóng xuất quân chi viện.
Ngay cả khi Hán Trung bị kẻ địch đánh chiếm, Trương Phi sẽ có thể dẫn quân từ Lãng Trung tiến đánh, lật ngược tình thế. Nhờ vậy, Trương Phi sẽ phát huy được thực lực mạnh nhất.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.