872 là số ngày mà quân và dân Liên Xô đối mặt với cuộc vây hãm Leningrad khốc liệt do quân đội Đức quốc xã gây ra. Theo đó, đây là cuộc bao vây khốc liệt nhất, kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.Trong gần 900 ngày bị phát xít Đức vây hãm và tấn công dữ dội, Liên Xô đã có những "vũ khí bí mật" giúp trụ vững và từng bước đẩy lui quân địch.Trong số này, hồ Ladoga trở thành "con đường sống" của thành phố Leningrad. Vào đầu năm 1942, khi mặt băng trên hồ Ladoga rắn chắc, Liên Xô đã tổ chức vận chuyển đạn dược, vũ khí, lương thực, thuốc men cho mặt trận Leningrad.Mặc dù số lượng hạn chế do các đoàn ô tô có trọng tải không lớn nhưng điều này đã giảm bớt nhiều khó khăn cho vài triệu quân và dân Liên Xô ở trong thành phố Leningrad.Về sau, các chiến dịch quân sự của Liên Xô đạt được thành công và đánh bật quân phát xít ra khỏi lãnh thổ.Trong trận chiến này, Liên Xô tổn thất 332.059 binh sĩ tử trận, 24.324 người bị quân Đức bắt làm tù binh và 111.142 binh lính bị thương. Phía quân đội Đức quốc xã có hơn 500.000 người thương vong.Sau cuộc vây hãm trên, thành phố Leningrad và nhiều nơi khác ở Liên Xô "hồi sinh" nhờ Viện Công nghiệp Thực vật. Nguyên do là bởi nơi đây cất giữ và bảo quản khoảng 370.000 mẫu hạt giống.Số hạt giống này được các nhà khoa học Liên Xô tìm mọi cách bảo vệ an toàn trước các cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc vây hãm kéo dài gần 900 ngày.Sau khi hòa bình lập lại tại Liên Xô, Viện Công nghiệp Thực vật đã phân phát số hạt giống trong kho bảo quản cho người dân để phục hồi hoạt động sản xuất nông nghiệp.Theo ước tính, 80% diện tích canh tác ở Liên Xô sau cuộc vây hãm Leningrad sử dụng hạt giống của Viện Công nghiệp Thực vật. Nhờ vậy, kinh tế ở Liên Xô dần hồi phục và người dân có cuộc sống ấm no.Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.
872 là số ngày mà quân và dân Liên Xô đối mặt với cuộc vây hãm Leningrad khốc liệt do quân đội Đức quốc xã gây ra. Theo đó, đây là cuộc bao vây khốc liệt nhất, kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Trong gần 900 ngày bị phát xít Đức vây hãm và tấn công dữ dội, Liên Xô đã có những "vũ khí bí mật" giúp trụ vững và từng bước đẩy lui quân địch.
Trong số này, hồ Ladoga trở thành "con đường sống" của thành phố Leningrad. Vào đầu năm 1942, khi mặt băng trên hồ Ladoga rắn chắc, Liên Xô đã tổ chức vận chuyển đạn dược, vũ khí, lương thực, thuốc men cho mặt trận Leningrad.
Mặc dù số lượng hạn chế do các đoàn ô tô có trọng tải không lớn nhưng điều này đã giảm bớt nhiều khó khăn cho vài triệu quân và dân Liên Xô ở trong thành phố Leningrad.
Về sau, các chiến dịch quân sự của Liên Xô đạt được thành công và đánh bật quân phát xít ra khỏi lãnh thổ.
Trong trận chiến này, Liên Xô tổn thất 332.059 binh sĩ tử trận, 24.324 người bị quân Đức bắt làm tù binh và 111.142 binh lính bị thương. Phía quân đội Đức quốc xã có hơn 500.000 người thương vong.
Sau cuộc vây hãm trên, thành phố Leningrad và nhiều nơi khác ở Liên Xô "hồi sinh" nhờ Viện Công nghiệp Thực vật. Nguyên do là bởi nơi đây cất giữ và bảo quản khoảng 370.000 mẫu hạt giống.
Số hạt giống này được các nhà khoa học Liên Xô tìm mọi cách bảo vệ an toàn trước các cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc vây hãm kéo dài gần 900 ngày.
Sau khi hòa bình lập lại tại Liên Xô, Viện Công nghiệp Thực vật đã phân phát số hạt giống trong kho bảo quản cho người dân để phục hồi hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo ước tính, 80% diện tích canh tác ở Liên Xô sau cuộc vây hãm Leningrad sử dụng hạt giống của Viện Công nghiệp Thực vật. Nhờ vậy, kinh tế ở Liên Xô dần hồi phục và người dân có cuộc sống ấm no.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.