Vì sao lăng mộ em trai Hán Vũ Đế nghìn năm không cỏ mọc?

Google News

Khu vực lăng mộ Thường Sơn Vương Lưu Thuấn - em trai Hán Vũ Đế, nằm giữa một vùng đồng bằng đông dân cư, rất dễ bị trộm mộ nhòm ngó. Vậy tại sao Lưu Thuấn lại chọn ngọn đồi này làm nơi đặt lăng?

Cỏ là thực vật mang sức sống ngoan cường, chúng có thể mọc lên ở bất cứ đâu, kể cả trong những kẽ đá sâu nhất. Tuy vậy có một ngọn đồi ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc dù nằm giữa những đồng cỏ xanh bạt ngàn nhưng lại hoàn toàn trọc cỏ, hàng nghìn năm không có thảm thực vật bao phủ. Vậy có điều gì bí ẩn đằng sau địa điểm này?

Kho báu bên trong quả đồi trọc cỏ

Các trung tâm thành phố Lộc Tuyền, Thạch Gia Trang 3km về phía đông là một ngọn núi, tương truyền thời xưa núi đứng sừng sững giữa biển nên người ta gọi là núi Hải Sơn.

Dưới chân núi Hải Sơn có một gò đất đỏ cao khoảng 30m, quanh năm không thấy có mọc lên dù vùng xung quanh cây cỏ um tùm. Trong suốt 30 năm, một nhà máy gạch địa phương đã khai thác đất tại đây để nung gạch.

Vi sao lang mo em trai Han Vu De nghin nam khong co moc?

Ngọn đồi ở Thạch Gia Trang hàng trăm năm vẫn trọc cỏ. (Ảnh: Kknews).

Tới ngày 29/5/1991, một nhóm công nhân xưởng gạch đang làm việc thì nghe tiếng người tri hô rằng đã đào được kho báu. Mọi người vội vàng tới xem thì thấy trên tay một người công nhân có chiếc bình màu đen, dường như đây là một món đồ cổ bằng đồng.

Toán công nhân tin chắc rằng bên dưới đồi là một ngôi mộ cổ nên đã tranh giành nhau đào bới, thậm chí còn khơi mào những cuộc ẩu đả. Người dân chứng kiến cảnh tượng này nhanh chóng đến trình báo chính quyền, cảnh sát lập tức có mặt tại hiện trường để ổn định tình hình.

Sau đó, đội khảo cổ của Viện Di tích Văn hóa tỉnh Hà Bắc cũng tìm đến nơi, các chuyên gia không khỏi xót xa khi chứng khiến một khu vực lăng mộ bị hư hại nghiêm trọng.

Kiểm tra quanh ngọn đồi, đội khảo cổ phát hiện ra điều bất ngờ: Hóa ra ngọn đồi này không hề có cỏ mọc là do toàn bộ đất ở đây đều được nén một lớp than củi. Trải than củi và nén đất là phương pháp chống ẩm, chống xói mòn phổ biến dùng trong các lăng mộ thời cổ đại.

Vi sao lang mo em trai Han Vu De nghin nam khong co moc?-Hinh-2

 

Vi sao lang mo em trai Han Vu De nghin nam khong co moc?-Hinh-3

Lăng mộ có kích thước khổng lồ, các đường hầm trong lăng bao trọn cả quả đồi. (Ảnh: Sohu).

Điều này cho thấy lăng mộ bên dưới có kích thước khổng lồ bao trùm cả quả đồi và những món đồ đồng vừa được tìm thấy chỉ là một phần vô cùng nhỏ.

Lo sợ các hoạt động khai quật sau này sẽ bị người dân và những kẻ trộm mộ làm xáo trộn, đội khảo cổ nhanh chóng liên hệ với Viện Di tích Văn hóa, xin được cử quân đội tới phong tỏa hiện trường, bảo vệ kho báu khổng lồ trong lăng.

Chủ nhân lăng mộ là ai?

Lăng mộ bên dưới ngọn đồi được xây theo hình chữ trung (中), đây là kiểu kiến trúc điển hình của mộ quý tộc nhà Hán. Trong suốt 3 năm khai quật cứu hộ, đội khảo cổ đã tìm được 7.000 món đồ tùy táng bằng vàng, bạc, đồng, gốm, sơn mài... trong đó có nhiều di tích văn hóa cấp quốc gia.

Đặc biệt còn có 3 cỗ xe ngựa và 14 bộ xương ngựa thật được tuẫn táng theo, không khó để hình dung cuộc sống của chủ mộ lúc sinh thời xa hoa như thế nào.

Vậy ai là chủ nhân của "siêu lăng mộ" này? Nhân vật tầm cỡ ấy chính là Lưu Thuấn, con trai thứ 14 của Hán Cảnh Đế, cũng là em trai của Hán Vũ Đế. Lưu Thuấn được phong làm Thường Sơn Vương, cai quản vùng đất Thường Sơn nay là vùng Thạch Gia Trang.

Vi sao lang mo em trai Han Vu De nghin nam khong co moc?-Hinh-4

7.000 món đồ tùy táng được tìm thấy trong "siêu lăng mộ". (Ảnh: Sohu).

Sử sách chép lại, do có cha và anh trai đều là hoàng đế, lại hết mực yêu thương ông nên Thường Sơn Vương Lưu Thuấn có tính tình kiêu ngạo, thường vi phạm quốc pháp. Khi qua đời, ông cũng được chôn theo rất nhiều đồ tùy táng giá trị do thân phận cao quý của mình.

Khu vực lăng mộ Thường Sơn Vương nằm giữa một vùng đồng bằng đông dân cư, rất dễ bị trộm mộ nhòm ngó. Vậy tại sao Lưu Thuấn lại chọn ngọn đồi này làm nơi đặt lăng? Điều này liên quan mật thiết tới quan điểm phong thủy của người xưa.

Vùng Thạch Gia Trang vốn có địa hình bằng phẳng, chỉ có thể chọn ngọn đồi nhỏ dựa lưng núi Hải Sơn là nơi chôn cất. May mắn rằng trải qua hơn 2.000 năm lăng mộ của Lưu Thuấn vẫn còn vẹn nguyên, chỉ mất đi vài món đồ gốm, đồ đồng mà những người công nhân lò gạch đã đem bán khi lăng mới được phát hiện.


Theo TM/Tri Thức Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)