Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế (bao gồm 14 hoàng đế nhà Minh và 10 hoàng đế nhà Thanh). Trong suốt thời gian đó, cung điện hoàng gia tráng lệ này gắn liền với nhiều bí mật lớn.Đáng chú ý là bí ẩn liên quan đến gần 300 vạc nước có nhiều kích thước khác nhau bố trí rải rác bên trong Tử Cấm Thành. Mỗi vạc được làm bằng sắt hoặc đồng. Chúng có thể chứa được 3.000 lít nước.Dưới thời hoàng đế Càn Long, triều đình cho làm một số vạc đồng mạ vàng có đường kính 1,66m, nặng gần 1,7 tấn.Chi phí đúc số vạc này lên đến hơn 500 lượng bạc (một lượng bằng khoảng 50 gr). Một số chiếc vạc dát thêm 3 kg vàng quanh thân.Ngày nay, 18 chiếc vạc dát vàng đặt trong Điện Thái Hòa, Điện Bảo Hòa và Càn Thanh Môn.Mỗi ngày, các thái giám đều phải thay nước sạch cho vạc để đảm bảo không có mùi hôi thối. Sở dĩ như vậy là vì nước trong các vạc này sẽ được sử dụng để dập lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại nơi nào đó trong số 9.999 gian phòng tại Tử Cấm Thành.Dù trải qua mùa Đông cực lạnh giá nhưng những vạc nước này không bao giờ bị đóng băng trong khi các hào nước xung quanh Tử Cấm Thành đông cứng.Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao những vạc nước khổng lồ đó không bị đóng băng. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về những cổ vật này.Để nước trong hàng trăm chiếc vạc không bị đóng băng, người xưa thực hiện giải pháp hiệu quả. Đó là tất cả vạc đều được đặt trên đá tảng có lỗ tròn chính giữa.Thái giám đốt than cháy bên trong để đun nước. Nhờ vậy, nước trong vạc không bị đóng băng dù mùa Đông lạnh giá, khắc nghiệt đến đâu.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế (bao gồm 14 hoàng đế nhà Minh và 10 hoàng đế nhà Thanh). Trong suốt thời gian đó, cung điện hoàng gia tráng lệ này gắn liền với nhiều bí mật lớn.
Đáng chú ý là bí ẩn liên quan đến gần 300 vạc nước có nhiều kích thước khác nhau bố trí rải rác bên trong Tử Cấm Thành. Mỗi vạc được làm bằng sắt hoặc đồng. Chúng có thể chứa được 3.000 lít nước.
Dưới thời hoàng đế Càn Long, triều đình cho làm một số vạc đồng mạ vàng có đường kính 1,66m, nặng gần 1,7 tấn.
Chi phí đúc số vạc này lên đến hơn 500 lượng bạc (một lượng bằng khoảng 50 gr). Một số chiếc vạc dát thêm 3 kg vàng quanh thân.
Ngày nay, 18 chiếc vạc dát vàng đặt trong Điện Thái Hòa, Điện Bảo Hòa và Càn Thanh Môn.
Mỗi ngày, các thái giám đều phải thay nước sạch cho vạc để đảm bảo không có mùi hôi thối. Sở dĩ như vậy là vì nước trong các vạc này sẽ được sử dụng để dập lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại nơi nào đó trong số 9.999 gian phòng tại Tử Cấm Thành.
Dù trải qua mùa Đông cực lạnh giá nhưng những vạc nước này không bao giờ bị đóng băng trong khi các hào nước xung quanh Tử Cấm Thành đông cứng.
Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao những vạc nước khổng lồ đó không bị đóng băng. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về những cổ vật này.
Để nước trong hàng trăm chiếc vạc không bị đóng băng, người xưa thực hiện giải pháp hiệu quả. Đó là tất cả vạc đều được đặt trên đá tảng có lỗ tròn chính giữa.
Thái giám đốt than cháy bên trong để đun nước. Nhờ vậy, nước trong vạc không bị đóng băng dù mùa Đông lạnh giá, khắc nghiệt đến đâu.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.