Tháng 12/1965, các chuyên gia, nhà khảo cổ tìm thấy thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn trong một ngôi mộ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.Các chuyên gia không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy thanh kiếm quý giá của vị vua nổi tiếng vì sự nhẫn nhịn gian khổ trong lịch sử Trung Quốc có niên đại vào thời Xuân Thu (771 - 403 trước Công nguyên).Bảo kiếm này được đặt trong bao kiếm bằng gỗ sơn mài màu đen bên cạnh một bộ hài cốt. Sau khi rút kiếm ra khỏi bao, các chuyên gia phát hiện thanh kiếm vẫn còn sắc bén và sáng bóng dù nằm trong ngôi mộ ngập nước trong suốt hơn 2.700 năm.Sau khi phát hiện, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu xem thanh kiếm này được làm từ nguyên liệu gì mà còn nguyên vẹn đến như vậy.Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được làm chủ yếu từ đồng. Phần cạnh kiếm có tỉ lệ thiếc cao hơn để đảm bảo độ sắc và cứng.Lưu huỳnh cũng được sử dụng để rèn nên thanh kiếm của của Việt Vương Câu Tiễn. Nó giúp thanh kiếm luôn sáng bóng trong suốt hàng ngàn năm.Một mặt thanh kiếm có khắc hai hàng chữ cổ, trong đó 8 ký tự được viết theo lối điểu trùng văn, về sau được giải mã là "Việt Vương Câu Tiễn" và "tự tác dụng kiếm" (kiếm tự làm để dùng).Thậm chí, bao kiếm cũng được chế tạo vô cùng hoàn hảo, gần như kín khí giúp thanh kiếm được bảo quản tốt dù trải qua nhiều tác động của môi trường cũng như thời gian.Một giai thoại kể rằng, một nhà khảo cổ từng thử độ sắc bén bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn. Người này đã lấy tay mình để thử nên suýt bị đứt mất một ngón tay vì thanh kiếm vẫn rất sắc bén sau nhiều năm nằm trong mộ cổ.Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa giải mã được bí ẩn việc người xưa rèn thanh bảo kiếm này như thế nào khiến nó không bị ảnh hưởng bởi thời gian như nhiều cổ vật khác.Mời quý độc giả xem video: Vấn nạn buôn bán vũ khí trái phép (nguồn: VTC1)
Tháng 12/1965, các chuyên gia, nhà khảo cổ tìm thấy thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn trong một ngôi mộ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Các chuyên gia không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy thanh kiếm quý giá của vị vua nổi tiếng vì sự nhẫn nhịn gian khổ trong lịch sử Trung Quốc có niên đại vào thời Xuân Thu (771 - 403 trước Công nguyên).
Bảo kiếm này được đặt trong bao kiếm bằng gỗ sơn mài màu đen bên cạnh một bộ hài cốt. Sau khi rút kiếm ra khỏi bao, các chuyên gia phát hiện thanh kiếm vẫn còn sắc bén và sáng bóng dù nằm trong ngôi mộ ngập nước trong suốt hơn 2.700 năm.
Sau khi phát hiện, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu xem thanh kiếm này được làm từ nguyên liệu gì mà còn nguyên vẹn đến như vậy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được làm chủ yếu từ đồng. Phần cạnh kiếm có tỉ lệ thiếc cao hơn để đảm bảo độ sắc và cứng.
Lưu huỳnh cũng được sử dụng để rèn nên thanh kiếm của của Việt Vương Câu Tiễn. Nó giúp thanh kiếm luôn sáng bóng trong suốt hàng ngàn năm.
Một mặt thanh kiếm có khắc hai hàng chữ cổ, trong đó 8 ký tự được viết theo lối điểu trùng văn, về sau được giải mã là "Việt Vương Câu Tiễn" và "tự tác dụng kiếm" (kiếm tự làm để dùng).
Thậm chí, bao kiếm cũng được chế tạo vô cùng hoàn hảo, gần như kín khí giúp thanh kiếm được bảo quản tốt dù trải qua nhiều tác động của môi trường cũng như thời gian.
Một giai thoại kể rằng, một nhà khảo cổ từng thử độ sắc bén bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn. Người này đã lấy tay mình để thử nên suýt bị đứt mất một ngón tay vì thanh kiếm vẫn rất sắc bén sau nhiều năm nằm trong mộ cổ.
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa giải mã được bí ẩn việc người xưa rèn thanh bảo kiếm này như thế nào khiến nó không bị ảnh hưởng bởi thời gian như nhiều cổ vật khác.
Mời quý độc giả xem video: Vấn nạn buôn bán vũ khí trái phép (nguồn: VTC1)