Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với sự đối đầu căng thẳng giữa phe tư bản và phe xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Trong bối cảnh đó, nhiều nước bao gồm Anh lo sợ sẽ bị Liên Xô tấn công hạt nhân.Sở dĩ Anh lo sợ bị Liên Xô đánh bom hạt nhân là vì đã chứng kiến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lần lượt bị đánh bom nguyên tử năm 1945 khiến hàng chục ngàn người thương vong và hầu như thành phố bị san phẳng.Khi thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều bước vào cuộc chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo đó, Mỹ và Liên Xô đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm nhiều vũ khí hạt nhân nguy hiểm trong Chiến tranh Lạnh khiến các nước phải dè chừng.Tình hình quốc tế ngày càng trở nên căng thẳng hơn khi xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1963 khiến giới chức nhiều nước cũng như các chuyên gia lo ngại Mỹ và Liên Xô có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.Khi ấy, Anh lo sợ có thể trở thành mục tiêu tấn công hạt nhân của Liên Xô. Nếu kịch bản này xảy ra thì Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.Chính vì vậy, Thủ tướng Anh Winston Churchill từng kêu gọi Mỹ dùng bom nguyên tử tấn công Liên Xô trước khi điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân nguy hiểm.Theo Thủ tướng Anh, nếu Mỹ không thực hiện tấn công hạt nhân trước thì Liên Xô sẽ đánh bom hạt nhân Mỹ trong 2 - 3 năm tới khi Moscow sở hữu kho vũ khí nguyên tử.Về sau, chính phủ Anh phác thảo kịch bản bị tấn công hạt nhân vào tháng 3/1981 khi cuộc đối đầu giữa Anh, Mỹ với Liên Xô lên đến đỉnh điểm.Hiệp hội Y khoa Anh ước tính một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Anh có thể khiến 33 triệu người thiệt mạng ngay lập tức và hàng triệu người khác bị nhiễm phóng xạ.Khi ấy, chính phủ Anh buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Nhiều cửa hàng không còn sản phẩm để bán như thức ăn, dầu, nến, thuốc men... Theo đó, cuộc sống của người dân Anh sẽ bị đảo lộn.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với sự đối đầu căng thẳng giữa phe tư bản và phe xã hội chủ nghĩa do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Trong bối cảnh đó, nhiều nước bao gồm Anh lo sợ sẽ bị Liên Xô tấn công hạt nhân.
Sở dĩ Anh lo sợ bị Liên Xô đánh bom hạt nhân là vì đã chứng kiến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lần lượt bị đánh bom nguyên tử năm 1945 khiến hàng chục ngàn người thương vong và hầu như thành phố bị san phẳng.
Khi thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều bước vào cuộc chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo đó, Mỹ và Liên Xô đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm nhiều vũ khí hạt nhân nguy hiểm trong Chiến tranh Lạnh khiến các nước phải dè chừng.
Tình hình quốc tế ngày càng trở nên căng thẳng hơn khi xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1963 khiến giới chức nhiều nước cũng như các chuyên gia lo ngại Mỹ và Liên Xô có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Khi ấy, Anh lo sợ có thể trở thành mục tiêu tấn công hạt nhân của Liên Xô. Nếu kịch bản này xảy ra thì Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, Thủ tướng Anh Winston Churchill từng kêu gọi Mỹ dùng bom nguyên tử tấn công Liên Xô trước khi điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân nguy hiểm.
Theo Thủ tướng Anh, nếu Mỹ không thực hiện tấn công hạt nhân trước thì Liên Xô sẽ đánh bom hạt nhân Mỹ trong 2 - 3 năm tới khi Moscow sở hữu kho vũ khí nguyên tử.
Về sau, chính phủ Anh phác thảo kịch bản bị tấn công hạt nhân vào tháng 3/1981 khi cuộc đối đầu giữa Anh, Mỹ với Liên Xô lên đến đỉnh điểm.
Hiệp hội Y khoa Anh ước tính một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Anh có thể khiến 33 triệu người thiệt mạng ngay lập tức và hàng triệu người khác bị nhiễm phóng xạ.
Khi ấy, chính phủ Anh buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Nhiều cửa hàng không còn sản phẩm để bán như thức ăn, dầu, nến, thuốc men... Theo đó, cuộc sống của người dân Anh sẽ bị đảo lộn.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)