"Lãnh Cung" rốt cuộc có thật hay không?
Trong các bộ phim cung đấu xoay quanh chuyện phi tần tranh giành sự sủng ái của Hoàng thượng, không thiếu những phân cảnh với lời thoại như: "Đầy vào Lãnh Cung". Vậy Tử Cấm Thành thực sự có tồn tại Lãnh Cung hay chỉ là trên phim ảnh?
Theo sử sách ghi lại, Lãnh Cung thực chất là nơi ở khi các phi tần bị thất sủng hoặc phạm tội không thể tha thứ, thường sẽ ở nơi hoang vắng và ít người lui đến. Lập luận thứ hai cho rằng Lãnh Cung không có "địa chỉ" cố định, chỉ cần là nơi ở của thê thiếp hoặc Hoàng tử không nhận được sự sủng ái của Hoàng thượng nữa liền có thể trở thành Lãnh Cung.
Trong Tử Cấm Thành có tới 1,8 triệu bộ sưu tập
Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành, mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày, đồng nghĩa chỉ khoảng 2% trong số đó được "đưa ra ánh sáng", từ đây có thể tưởng tượng ra cuộc sống xa hoa mà Hoàng đế cổ đại từng sống đồ sộ đến mức nào.
Nơi đây có 231 loại bảo vật, mỗi loại đều có số lượng khổng lồ, chẳng hạn như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Trong số đó, bản đồ Thanh Minh Thượng Hà Đồ nổi tiếng thế giới là nổi bật hơn cả, nó được coi là một trong những "báu vật" và linh hồn của Cố Cung.
Đây là tác phẩm duy nhất còn sót lại của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào đời nhà Tống, có chiều dài 528,7cm và chiều rộng 25,2cm ở dạng một bức tranh cuộn dài, đồng thời được sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh phân tán để ghi lại một cách sinh động diện mạo đô thị vào thế kỷ 12 cũng như điều kiện sống của người dân các tầng lớp khác nhau.
Cung điện lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất trên thế giới, sự tồn tại của nó được coi là một kiệt tác kiến trúc được hoàn thành vào năm 1420 sau CN, cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này đã phải huy động 230.000 nghệ nhân, hàng triệu công nhân và binh lính nhập cư.
Khoảng một triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, người Việt, sinh năm 1381.
Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, ông cùng một lượng lớn thanh thiếu niên bị bắt sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Công việc của ông kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng ở thời đại ngày nay.