Giáo sư, nhà tâm lý học Stanley Milgram (1933 -1984) công tác tại Đại học Yale (Mỹ) và các cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm tâm lý hãi hùng vào năm 1961.Nhóm của giáo sư Milgram đăng quảng cáo tìm người tham gia thí nghiệm về “tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Cuối cùng, họ tìm được 40 người tham gia thí nghiệm.Các đối tượng tham gia thí nghiệm được chia làm 2: giáo viên và học sinh. Mỗi nhóm đối tượng ngồi ở phòng khác nhau và chỉ liên lạc thông qua bộ đàm.“Giáo viên” lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai thì “giáo viên” sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây sốc điện như một hình phạt. Nếu "học sinh" trả lời sai liên tiếp thì "giáo viên" sẽ tăng dần điện áp, tối đa là 450 volt.Các “giáo viên” tin rằng,những "học sinh" thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật nhưng không hề biết rằng chẳng có ai phải chịu hình phạt. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu của ông Milgram đã tạo ra những tiếng kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.Khi nghe thấy âm thanh đó, nhiều "giáo viên" hỏi các nhà khoa học có nên dừng lại không thì được trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm dù xảy ra sự cố gì. Do vậy, hầu hết "giáo viên" đều tiếp tục sử dụng hình phạt sốc điện mỗi khi "học sinh" trả lời sai.Nhóm nghiên cứu của ông Milgram đồng ý dừng thí nghiệm trong trường hợp "giáo viên" thực sự quyết tâm dừng lại. Trong trường hợp các "giáo viên" không yêu cầu dừng thí nghiệm thì điện áp sẽ được tăng dần lên mức tối đa 450 Volt.Kết quả thí nghiệm cho thấy 65% số người tham gia thí nghiệm thực hiện thí nghiệm tâm lý này đến mức cuối cùng.Sau khi hoàn thành thí nghiệm, ông Milgram và các cộng sự rút ra kết luận dưới áp lực của mệnh lệnh từ cấp trên quyền lực và khi biết không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, con người có thể thực hiện những hành động độc ác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người khác dù biết rằng những việc làm đó trái với đạo đức, lương tâm.Thí nghiệm Milgram bị dư luận chỉ trích là phi đạo đức vì đã khiến người tham gia thí nghiệm bị tổn thương tâm lý nặng nề.Mời độc giả xem video: Thí nghiệm thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)
Giáo sư, nhà tâm lý học Stanley Milgram (1933 -1984) công tác tại Đại học Yale (Mỹ) và các cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm tâm lý hãi hùng vào năm 1961.
Nhóm của giáo sư Milgram đăng quảng cáo tìm người tham gia thí nghiệm về “tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Cuối cùng, họ tìm được 40 người tham gia thí nghiệm.
Các đối tượng tham gia thí nghiệm được chia làm 2: giáo viên và học sinh. Mỗi nhóm đối tượng ngồi ở phòng khác nhau và chỉ liên lạc thông qua bộ đàm.
“Giáo viên” lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai thì “giáo viên” sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây sốc điện như một hình phạt. Nếu "học sinh" trả lời sai liên tiếp thì "giáo viên" sẽ tăng dần điện áp, tối đa là 450 volt.
Các “giáo viên” tin rằng,những "học sinh" thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật nhưng không hề biết rằng chẳng có ai phải chịu hình phạt. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu của ông Milgram đã tạo ra những tiếng kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.
Khi nghe thấy âm thanh đó, nhiều "giáo viên" hỏi các nhà khoa học có nên dừng lại không thì được trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm dù xảy ra sự cố gì. Do vậy, hầu hết "giáo viên" đều tiếp tục sử dụng hình phạt sốc điện mỗi khi "học sinh" trả lời sai.
Nhóm nghiên cứu của ông Milgram đồng ý dừng thí nghiệm trong trường hợp "giáo viên" thực sự quyết tâm dừng lại. Trong trường hợp các "giáo viên" không yêu cầu dừng thí nghiệm thì điện áp sẽ được tăng dần lên mức tối đa 450 Volt.
Kết quả thí nghiệm cho thấy 65% số người tham gia thí nghiệm thực hiện thí nghiệm tâm lý này đến mức cuối cùng.
Sau khi hoàn thành thí nghiệm, ông Milgram và các cộng sự rút ra kết luận dưới áp lực của mệnh lệnh từ cấp trên quyền lực và khi biết không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, con người có thể thực hiện những hành động độc ác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người khác dù biết rằng những việc làm đó trái với đạo đức, lương tâm.
Thí nghiệm Milgram bị dư luận chỉ trích là phi đạo đức vì đã khiến người tham gia thí nghiệm bị tổn thương tâm lý nặng nề.
Mời độc giả xem video: Thí nghiệm thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)