Nắm quyền cai trị đất nước trong gần ba thế kỉ từ năm 1644 đến năm 1912 và mang về cho Trung Hoa không ít thành tựu về văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, kiến trúc, sử học,... nên Thanh triều có thể được xem là một trong những triều đại hoàng kim nhất trong dòng lịch sử Trung Hoa phong kiến.Đáng tiếc, đến khi Từ Hi Thái Hậu buông rèm nhiếp chính trong gần 50 năm thì nhà Thanh gần như đã rơi vào cơn khủng hoảng cùng cực, tạo đà cho sự sụp đổ hoàn toàn của triều đại hoàng kim này không lâu sau đó."Cái chết" của Thanh triều bắt nguồn từ sự trị vì tai hại của Từ Hi Thái Hậu đến tận ngày nay vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của hậu thế. Trong đó, lời đồn đại về sự ứng nghiệm của một lời nguyền cổ xưa liên quan tới mẫu tộc Diệp Hách Na Lạp của vị Thái Hậu này là ly kỳ hơn cả.Có một quy tắc trong triều đại nhà Thanh là hậu cung của Ái Tân Giác La thị không cho phép Diệp Hách Na Lạp thị nắm quyền. Mặc dù đã có một số phi tử thuộc tộc Diệp Hách Na Lạp trong suốt thời Thanh triều, nhưng họ chưa bao giờ đạt được địa vị và quyền lực lớn. Tại sao lại như vậy?Gia tộc Ái Tân Giác La và gia tộc Diệp Hách Na Lạp là thù địch. Ban đầu, thủ lĩnh của Ái Tân Giác La muốn gia tộc Diệp Hách Na Lạp phục tùng mình nên đã đi đầu phát động chiến tranh. Vào thời điểm đó, tộc Diệp Hách Na Lạp thậm chí còn hùng mạnh hơn, đánh bại tộc Ái Tân Giác La và trở thành bộ tộc lớn nhất ở vùng Đông Bắc. Kết quả là Diệp Hách Na Lạp cũng đã trở thành họ chung của người Mãn.Dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Ái Tân Giác La thị ngày càng hùng mạnh. Tộc người Kiến Châu Nữ Chân được Nỗ Nhĩ Cáp Xích cầm đầu cuối cùng đã đánh bại tộc Diệp Hách và giết chết thủ lĩnh tộc này. Trước khi thủ lĩnh Diệp Hách chết, ông đã nguyền rủa: "Con cháu của ta, cho dù có là con gái, chúng cũng sẽ áp đảo Mãn Châu!".Lời nguyền của một kẻ sắp chết này không được mấy ai quan tâm, bao đời Thanh triều vẫn trải qua vững bền, Hoàng đế thuộc dòng dõi Ái Tân Giác La vẫn cứ cưới thê thiếp thuộc Diệp Hách Na Lạp thị về Hậu cung.Mãi cho đến khi Từ Hi Thái Hậu - một nữ tử hậu thế của tộc Diệp Hách Na Lạp bước chân vào cung cấm dưới tước vị Quý nhân của Thanh Văn Tông Hàm Phong đế, Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, thì lời nguyền năm nào mới thực sự linh ứng.Các Hoàng đế của nhà Thanh không dám trao quá nhiều quyền lực cho gia tộc Diệp Hách Na Lạp, tại sao Hàm Phong lại "vi phạm" lời dạy của tổ tiên và để Từ Hi nắm quyền?Thế nhưng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho Hàm Phong, và những gì vị Hoàng đế này đã làm không thể bị coi là vi phạm luật lệ của tổ tiên. Vậy tại sao ta lại nói Hàm Phong không vi phạm lời răn của tổ tiên?Kể từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhà Thanh đã có truyền thống kết hôn với gia đình Diệp Hách Na Lạp. Nhưng trong số các phi tần Diệp Hách Na Lạp thị, không ai trở thành Hoàng hậu và con trai của họ cũng không thể thừa kế ngai vàng (ngoại trừ Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân, vì bà được Từ Hi làm chủ, chức Hoàng hậu này không phải do Quang Tự đế phong).Kể cả Từ Hi, bà cũng không trở thành Hoàng hậu. Hoàng hậu của Hàm Phong lúc bấy giờ là Nữu Hỗ Lộc thị, chính là Từ An Thái hậu sau này. Mặc dù Từ Hi được sủng ái, nhưng bà cũng chỉ là Quý phi. Sau khi Từ Hi sinh ra Tải Thuần (tức Đồng Trị đế sau này), Hàm Phong chỉ phong bà làm phi, một năm sau mới thăng làm Quý phi, chưa từng nghĩ tới việc phong bà làm Hoàng hậu. Điều này cho thấy Hàm Phong không vi phạm luật lệ của tổ tông.>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?
Nắm quyền cai trị đất nước trong gần ba thế kỉ từ năm 1644 đến năm 1912 và mang về cho Trung Hoa không ít thành tựu về văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, kiến trúc, sử học,... nên Thanh triều có thể được xem là một trong những triều đại hoàng kim nhất trong dòng lịch sử Trung Hoa phong kiến.
Đáng tiếc, đến khi Từ Hi Thái Hậu buông rèm nhiếp chính trong gần 50 năm thì nhà Thanh gần như đã rơi vào cơn khủng hoảng cùng cực, tạo đà cho sự sụp đổ hoàn toàn của triều đại hoàng kim này không lâu sau đó.
"Cái chết" của Thanh triều bắt nguồn từ sự trị vì tai hại của Từ Hi Thái Hậu đến tận ngày nay vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của hậu thế. Trong đó, lời đồn đại về sự ứng nghiệm của một lời nguyền cổ xưa liên quan tới mẫu tộc Diệp Hách Na Lạp của vị Thái Hậu này là ly kỳ hơn cả.
Có một quy tắc trong triều đại nhà Thanh là hậu cung của Ái Tân Giác La thị không cho phép Diệp Hách Na Lạp thị nắm quyền. Mặc dù đã có một số phi tử thuộc tộc Diệp Hách Na Lạp trong suốt thời Thanh triều, nhưng họ chưa bao giờ đạt được địa vị và quyền lực lớn. Tại sao lại như vậy?
Gia tộc Ái Tân Giác La và gia tộc Diệp Hách Na Lạp là thù địch. Ban đầu, thủ lĩnh của Ái Tân Giác La muốn gia tộc Diệp Hách Na Lạp phục tùng mình nên đã đi đầu phát động chiến tranh. Vào thời điểm đó, tộc Diệp Hách Na Lạp thậm chí còn hùng mạnh hơn, đánh bại tộc Ái Tân Giác La và trở thành bộ tộc lớn nhất ở vùng Đông Bắc. Kết quả là Diệp Hách Na Lạp cũng đã trở thành họ chung của người Mãn.
Dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Ái Tân Giác La thị ngày càng hùng mạnh. Tộc người Kiến Châu Nữ Chân được Nỗ Nhĩ Cáp Xích cầm đầu cuối cùng đã đánh bại tộc Diệp Hách và giết chết thủ lĩnh tộc này. Trước khi thủ lĩnh Diệp Hách chết, ông đã nguyền rủa: "Con cháu của ta, cho dù có là con gái, chúng cũng sẽ áp đảo Mãn Châu!".
Lời nguyền của một kẻ sắp chết này không được mấy ai quan tâm, bao đời Thanh triều vẫn trải qua vững bền, Hoàng đế thuộc dòng dõi Ái Tân Giác La vẫn cứ cưới thê thiếp thuộc Diệp Hách Na Lạp thị về Hậu cung.
Mãi cho đến khi Từ Hi Thái Hậu - một nữ tử hậu thế của tộc Diệp Hách Na Lạp bước chân vào cung cấm dưới tước vị Quý nhân của Thanh Văn Tông Hàm Phong đế, Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, thì lời nguyền năm nào mới thực sự linh ứng.
Các Hoàng đế của nhà Thanh không dám trao quá nhiều quyền lực cho gia tộc Diệp Hách Na Lạp, tại sao Hàm Phong lại "vi phạm" lời dạy của tổ tiên và để Từ Hi nắm quyền?
Thế nhưng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho Hàm Phong, và những gì vị Hoàng đế này đã làm không thể bị coi là vi phạm luật lệ của tổ tiên. Vậy tại sao ta lại nói Hàm Phong không vi phạm lời răn của tổ tiên?
Kể từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhà Thanh đã có truyền thống kết hôn với gia đình Diệp Hách Na Lạp. Nhưng trong số các phi tần Diệp Hách Na Lạp thị, không ai trở thành Hoàng hậu và con trai của họ cũng không thể thừa kế ngai vàng (ngoại trừ Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân, vì bà được Từ Hi làm chủ, chức Hoàng hậu này không phải do Quang Tự đế phong).
Kể cả Từ Hi, bà cũng không trở thành Hoàng hậu. Hoàng hậu của Hàm Phong lúc bấy giờ là Nữu Hỗ Lộc thị, chính là Từ An Thái hậu sau này. Mặc dù Từ Hi được sủng ái, nhưng bà cũng chỉ là Quý phi. Sau khi Từ Hi sinh ra Tải Thuần (tức Đồng Trị đế sau này), Hàm Phong chỉ phong bà làm phi, một năm sau mới thăng làm Quý phi, chưa từng nghĩ tới việc phong bà làm Hoàng hậu. Điều này cho thấy Hàm Phong không vi phạm luật lệ của tổ tông.
>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?