Nằm ở ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhà cổ của ông Ba Đức là một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất của làng cổ Đông Hòa Hiệp.Ngược dòng thời gian, nhà cổ Ba Đức do ông Phan Văn Đặng xây dựng vào năm 1850. Năm 1983, ông Phan Văn Cường cho sửa sang lại ngôi nhà. Ông Ba Đức - tức ông Phan Văn Đức - là truyền nhân đời thứ 6 của ngôi nhà này.Ngôi nhà nằm trong khuôn viên rộng trên 2 ha, được bao quanh bởi một vườn cây cảnh và cây ăn trái đa chủng loại đặc sản của địa phương. Công trình được cất trên nền cao 0.5 mét nên không bị lũ bị ngập khi mùa mưa đến.Nhìn từ bên ngoài nhà cổ của ông Ba Đức mang dáng dấp của một ngôi nhà Nam Bộ thời thuộc địa điển hình. Mặt trước nhà có dãy hành lang xây dựng kiên cố với lan can cùng các vòm cửa cao trang trí hoa văn mô típ phương Tây cổ điển.Ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt, gồm nhà trước và nhà sau. Nhà trước là nơi tập trung các giá trị mỹ thuật – kiến trúc của ngôi nhà, còn gọi là nhà thờ, được dùng để đón tiếp khách và thờ cúng tổ tiên. Nhà sau là nơi sinh hoạt, đã bị phá hủy thời chiến, nay được dùng làm nhà bếp.Tương phản với diện mạo phương Tây ở bên ngoài, nội thất của ngôi nhà gây ấn tượng với cấu trúc gỗ tuyền thống, với bốn cột chính to bằng lớn gỗ căm xe và nhiều cột nhỏ hơn. Các câu đối khảm xà cừ, bao lam chạm trổ cầu kỳ càng làm tăng thêm vẻ lôi cuốn của không gian kiến trúc.Ngôi nhà còn lưu giữ được rất nhiều đồ vật tuổi đời trên dưới một thế kỷ, phản ánh sự giao thoa văn hóa Việt – Pháp của cư dân Nam Bộ đầu thế kỷ 20.Nét Pháp thể hiện ở những chiếc đèn bàn, đèn treo được chế tác tinh xảo như những tác phẩm nghệ thuật, nhập khẩu trực tiếp từ nước Pháp.Nét Việt toát ra từ các món đồ nội thất gỗ, đồ thờ bằng đồng truyền thống, nổi bật là ba bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh có từ năm 1924, đựơc bày trí theo nguyên tắc "Ðông bình - Tây quả".Điều đặc biệt nhất của ngôi nhà cổ này là xung quanh nhà có chín bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên ba bức tường chính, trên mỗi bức là cảnh một làng quê bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình, lồng trong khung hình hoa lá mềm mại.Chín bức tranh này được vẽ theo lối tả thực của hội họa phương Tây, tượng trưng cho chín nhánh của sông Cửu Long hiền hòa và trù phú đã vun đắp cho cuộc sống của cư dân Nam Bộ qua bao đời.Hiện nay, nhà cổ Ba Đức là điểm đến nổi tiếng của làng cổ Đông Hòa Hiệp cũng như toàn tỉnh Tiền Giang. Không chỉ là điểm tham quan, nơi đây còn cung cấp dịch vụ nhà hàng và lưu trú cho du khách phương xa.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Nằm ở ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhà cổ của ông Ba Đức là một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất của làng cổ Đông Hòa Hiệp.
Ngược dòng thời gian, nhà cổ Ba Đức do ông Phan Văn Đặng xây dựng vào năm 1850. Năm 1983, ông Phan Văn Cường cho sửa sang lại ngôi nhà. Ông Ba Đức - tức ông Phan Văn Đức - là truyền nhân đời thứ 6 của ngôi nhà này.
Ngôi nhà nằm trong khuôn viên rộng trên 2 ha, được bao quanh bởi một vườn cây cảnh và cây ăn trái đa chủng loại đặc sản của địa phương. Công trình được cất trên nền cao 0.5 mét nên không bị lũ bị ngập khi mùa mưa đến.
Nhìn từ bên ngoài nhà cổ của ông Ba Đức mang dáng dấp của một ngôi nhà Nam Bộ thời thuộc địa điển hình. Mặt trước nhà có dãy hành lang xây dựng kiên cố với lan can cùng các vòm cửa cao trang trí hoa văn mô típ phương Tây cổ điển.
Ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt, gồm nhà trước và nhà sau. Nhà trước là nơi tập trung các giá trị mỹ thuật – kiến trúc của ngôi nhà, còn gọi là nhà thờ, được dùng để đón tiếp khách và thờ cúng tổ tiên. Nhà sau là nơi sinh hoạt, đã bị phá hủy thời chiến, nay được dùng làm nhà bếp.
Tương phản với diện mạo phương Tây ở bên ngoài, nội thất của ngôi nhà gây ấn tượng với cấu trúc gỗ tuyền thống, với bốn cột chính to bằng lớn gỗ căm xe và nhiều cột nhỏ hơn. Các câu đối khảm xà cừ, bao lam chạm trổ cầu kỳ càng làm tăng thêm vẻ lôi cuốn của không gian kiến trúc.
Ngôi nhà còn lưu giữ được rất nhiều đồ vật tuổi đời trên dưới một thế kỷ, phản ánh sự giao thoa văn hóa Việt – Pháp của cư dân Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
Nét Pháp thể hiện ở những chiếc đèn bàn, đèn treo được chế tác tinh xảo như những tác phẩm nghệ thuật, nhập khẩu trực tiếp từ nước Pháp.
Nét Việt toát ra từ các món đồ nội thất gỗ, đồ thờ bằng đồng truyền thống, nổi bật là ba bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh có từ năm 1924, đựơc bày trí theo nguyên tắc "Ðông bình - Tây quả".
Điều đặc biệt nhất của ngôi nhà cổ này là xung quanh nhà có chín bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên ba bức tường chính, trên mỗi bức là cảnh một làng quê bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình, lồng trong khung hình hoa lá mềm mại.
Chín bức tranh này được vẽ theo lối tả thực của hội họa phương Tây, tượng trưng cho chín nhánh của sông Cửu Long hiền hòa và trù phú đã vun đắp cho cuộc sống của cư dân Nam Bộ qua bao đời.
Hiện nay, nhà cổ Ba Đức là điểm đến nổi tiếng của làng cổ Đông Hòa Hiệp cũng như toàn tỉnh Tiền Giang. Không chỉ là điểm tham quan, nơi đây còn cung cấp dịch vụ nhà hàng và lưu trú cho du khách phương xa.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.