Tọa lạc tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là hai danh thắng nổi tiếng từ xưa của tỉnh Quảng Ngãi.Trong quần thể danh thắng này, núi Phú Thọ (còn có tên núi Đá, núi Thạch Sơn) cao chừng 60m so với mực nước biển, án ngữ cửa Đại - cửa biển quan trọng bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi - như một đồn lũy thiên nhiên.Ngọn núi này sở hữu một quần thể đá granít màu xám đủ hình thù kỳ lạ, tạo thành nhiều hang hốc, được người dân đặt cho những cái tên như hòn Chuông, hòn Trống, chùa Hang, hang Xeo Quẹo...Từ trên đỉnh núi Phú Thọ, có thể thưởng ngoạn quang cảnh bao la của dòng sông Trà Khúc và các xóm làng, vườn tược bên bờ sông...... và mặt biển trải dài ra đến đường chân trời.Vào thời xa xưa, núi Phú Thọ từng tồn tại các tòa thành cổ của người Chăm như thành Hòn Yàng, thành Bàn Cờ... nhằm trấn giữ vùng cửa biển trọng yếu.Trải qua nhiều cuộc bể dâu, dấu tích các tòa thành Chăm cổ hầu như không còn lại gì.Ngày nay, rải rác trên đỉnh núi là các phế tích của Thạch Sơn tự và một số đồn bốt được xây dựng sau khi người Việt định cư tại vùng đất Quảng Ngãi.Dưới chân núi Phú Thọ là Cổ Lũy cô thôn, một thôn xóm vùng cửa biển nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng.Đứng từ đỉnh núi Phú Thọ nhìn xuống, Cổ Lũy cô thôn ẩn hiện sau cây cối, như một mảng màu rực rỡ tô điểm bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của xứ Quảng.Có thể nói núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non và làng mạc.Địa danh này đã được coi là một trong mười hai danh thắng của vùng đất Quảng Ngãi, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách hàng thế kỷ trước.Vào năm 1993, núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn đã được công nhận là thắng cảnh quốc gia của Việt Nam.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tọa lạc tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là hai danh thắng nổi tiếng từ xưa của tỉnh Quảng Ngãi.
Trong quần thể danh thắng này, núi Phú Thọ (còn có tên núi Đá, núi Thạch Sơn) cao chừng 60m so với mực nước biển, án ngữ cửa Đại - cửa biển quan trọng bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi - như một đồn lũy thiên nhiên.
Ngọn núi này sở hữu một quần thể đá granít màu xám đủ hình thù kỳ lạ, tạo thành nhiều hang hốc, được người dân đặt cho những cái tên như hòn Chuông, hòn Trống, chùa Hang, hang Xeo Quẹo...
Từ trên đỉnh núi Phú Thọ, có thể thưởng ngoạn quang cảnh bao la của dòng sông Trà Khúc và các xóm làng, vườn tược bên bờ sông...
... và mặt biển trải dài ra đến đường chân trời.
Vào thời xa xưa, núi Phú Thọ từng tồn tại các tòa thành cổ của người Chăm như thành Hòn Yàng, thành Bàn Cờ... nhằm trấn giữ vùng cửa biển trọng yếu.
Trải qua nhiều cuộc bể dâu, dấu tích các tòa thành Chăm cổ hầu như không còn lại gì.
Ngày nay, rải rác trên đỉnh núi là các phế tích của Thạch Sơn tự và một số đồn bốt được xây dựng sau khi người Việt định cư tại vùng đất Quảng Ngãi.
Dưới chân núi Phú Thọ là Cổ Lũy cô thôn, một thôn xóm vùng cửa biển nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng.
Đứng từ đỉnh núi Phú Thọ nhìn xuống, Cổ Lũy cô thôn ẩn hiện sau cây cối, như một mảng màu rực rỡ tô điểm bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của xứ Quảng.
Có thể nói núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn là một cảnh đẹp hiếm thấy, hội đủ các yếu tố sông biển, núi non và làng mạc.
Địa danh này đã được coi là một trong mười hai danh thắng của vùng đất Quảng Ngãi, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách hàng thế kỷ trước.
Vào năm 1993, núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn đã được công nhận là thắng cảnh quốc gia của Việt Nam.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.