Nồi và vò bằng gốm của cư dân nền văn hóa Đồng Đậu, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời trung kỳ đồ đồng ở Việt Nam, cách ngày nay 3.500 - 3.000 năm.Chân kiềng gốm của văn hóa Đồng Đậu. Nền văn hóa này được phát hiện tình cờ vào năm 1962 tại địa phận xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Các cuộc khai quật sau này mở rộng phạm vi của văn hóa Đồng Đậu ra các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây cũ, Thanh Hóa, và cả thủ đô Hà Nội.Đạn gốm của văn hóa Đồng Đậu. Theo các nhà nghiên cứu, cư dân Đồng Đậu có một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu.Dọi xe chỉ của văn hóa Đồng Đậu. Các món đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di vật Đồng Đậu. Người Đồng Đậu đã tiếp thu những kỹ thuật, thành tựu của cư dân Phùng Nguyên trong việc chế tác đá và làm gốm, tạo nên những sản phẩm đa dạng phục vụ sinh hoạt, sản xuất.Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Đậu. Đặc trưng của đồ gốm Đồng Đậu là sự phổ biến của sản phẩm có miệng loe, bẻ xiên, vát mỏng hay trang trí hoa văn lượn sóng.Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Đậu. Đây là nền văn hóa quan trọng của thời đại tiền Hùng Vương ở Việt Nam. Việc phát hiện các di chỉ thuộc nền văn hóa này khẳng định Bắc Bộ là một trong những cái nôi của nền văn minh trong lịch sử.Chân kiềng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Văn hóa Gò Mun thuộc thời hậy kỳ đồ đồng trong lịch sử Việt Nam, niên đại vào khoảng năm 3.000-2.600 năm trước, là sự nối tiếp của văn hóa Đồng Đậu.Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Gò Mun. Được phát hiện từ năm 1961 ở Phú Thọ, địa bàn của văn hóa Gò Mun gần như trùng với các địa điểm của nền văn hóa Đồng Đậu trước đó. Các di chỉ quan trọng nằm ở tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội.Mảnh miệng đồ đựng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Di vật văn hóa Gò Mun chủ yếu là đồ gốm và đồ đồng. Gốm Gò Mun có đặc trưng là được trang trí hoa văn nan chiếu và hoa văn khắc vạch, phối trí hài hòa với những vòng tròn nhỏ kết thành một dải quây vòng phủ kín miệng đồ vật.Mảnh miệng đồ đựng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Vào giai đoạn Gò Mun, cuộc sống người Việt cổ đã có những chuyển biến rõ rệt để đạt tới một xã hội phức tạp, thúc đẩy việc ra đời nhà nước sơ khai của người Việt trong nền văn hóa Đông Sơn.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nồi và vò bằng gốm của cư dân nền văn hóa Đồng Đậu, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời trung kỳ đồ đồng ở Việt Nam, cách ngày nay 3.500 - 3.000 năm.
Chân kiềng gốm của văn hóa Đồng Đậu. Nền văn hóa này được phát hiện tình cờ vào năm 1962 tại địa phận xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Các cuộc khai quật sau này mở rộng phạm vi của văn hóa Đồng Đậu ra các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây cũ, Thanh Hóa, và cả thủ đô Hà Nội.
Đạn gốm của văn hóa Đồng Đậu. Theo các nhà nghiên cứu, cư dân Đồng Đậu có một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu.
Dọi xe chỉ của văn hóa Đồng Đậu. Các món đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di vật Đồng Đậu. Người Đồng Đậu đã tiếp thu những kỹ thuật, thành tựu của cư dân Phùng Nguyên trong việc chế tác đá và làm gốm, tạo nên những sản phẩm đa dạng phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Đậu. Đặc trưng của đồ gốm Đồng Đậu là sự phổ biến của sản phẩm có miệng loe, bẻ xiên, vát mỏng hay trang trí hoa văn lượn sóng.
Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Đồng Đậu. Đây là nền văn hóa quan trọng của thời đại tiền Hùng Vương ở Việt Nam. Việc phát hiện các di chỉ thuộc nền văn hóa này khẳng định Bắc Bộ là một trong những cái nôi của nền văn minh trong lịch sử.
Chân kiềng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Văn hóa Gò Mun thuộc thời hậy kỳ đồ đồng trong lịch sử Việt Nam, niên đại vào khoảng năm 3.000-2.600 năm trước, là sự nối tiếp của văn hóa Đồng Đậu.
Mảnh đồ gốm trang trí hoa văn của văn hóa Gò Mun. Được phát hiện từ năm 1961 ở Phú Thọ, địa bàn của văn hóa Gò Mun gần như trùng với các địa điểm của nền văn hóa Đồng Đậu trước đó. Các di chỉ quan trọng nằm ở tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội.
Mảnh miệng đồ đựng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Di vật văn hóa Gò Mun chủ yếu là đồ gốm và đồ đồng. Gốm Gò Mun có đặc trưng là được trang trí hoa văn nan chiếu và hoa văn khắc vạch, phối trí hài hòa với những vòng tròn nhỏ kết thành một dải quây vòng phủ kín miệng đồ vật.
Mảnh miệng đồ đựng bằng gốm của văn hóa Gò Mun. Vào giai đoạn Gò Mun, cuộc sống người Việt cổ đã có những chuyển biến rõ rệt để đạt tới một xã hội phức tạp, thúc đẩy việc ra đời nhà nước sơ khai của người Việt trong nền văn hóa Đông Sơn.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.