Đây là nón lá, bị, gậy được giới nhà báo Sài Gòn sử dụng trong cuộc biểu tình " Ký giả đi ăn mày" phản đối Sắc luật 007 đàn áp báo chí của chính quyền Sài Gòn, ngày 10/10/1974, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.Chiếc nón có dòng chữ "Ký giả đi ăn mày vì S.L 007" (Sắc luật 07). Theo Báo Công Lý, vào năm 1974, chính quyền Sài Gòn cho áp dụng Sắc luật 007 với quy định số tiền phải ký quỹ rất lớn để được phép hoạt động. Ngoài ra, báo nào bị thu hồi lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.Sắc luật 007 thực sự là "bàn tay sắt" nhằm kìm kẹp báo chí. Do sắc luật này, nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Có khoảng 70% người làm báo bị thất nghiệp, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.Trước tình hình đó, các nghiệp đoàn ký giả ở Sài Gòn đã tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nhằm cứu nguy cho báo chí. Và phong trào "Ký giả đi ăn mày" đã được phát động.Ban tổ chức quyết định chọn ngày 10/10/1974 làm ngày xuống đường biểu tình. Nón lá, bị, gậy - các vật dụng của người ăn mày - được chuẩn bị sẵn. Các lực lượng cũng được bố trí nhiều lớp, sẵn sàng đối phó với việc bị đàn áp.Đúng 8 giờ sáng ngày 10/10/1974, ông Nguyễn Kiên Giang (chủ tịch Nghiệp đoàn Nam Việt) thay mặt Ban tổ chức đọc bản tuyên bố "Báo chí phải đi ăn mày vì Luật 007 của Tổng thống Thiệu".Sau khi lệnh xuất phát được ban ra, đoàn người đã cố gắng phá hàng rào bao vây của cảnh sát nên đã xảy ra xô xát. Cuối cùng lực lượng biểu tình đã phá vỡ hàng rào cảnh sát và diễu hành khắp phố phường với các biểu ngữ bảo vệ tự do báo chí, yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức...Trong ngày 10/10/1974, đoàn ký giả đã hoàn thành lộ trình định sẵn, kết thúc thành công cuộc xuống đường biểu tình. Ngay sau đó, cảnh sát đã lùng bắt những người đứng đầu và đánh đập họ dã man bằng dùi cui.Dù chỉ gói gọn trong một ngày, sự kiện “Ký giả đi ăn mày” đã làm chấn động cả Sài Gòn. Các hãng thông tấn quốc tế lớn đã nhìn nhận đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua, làm uy tín của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu càng bị suy giảm nặng nề...Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.
Đây là nón lá, bị, gậy được giới nhà báo Sài Gòn sử dụng trong cuộc biểu tình " Ký giả đi ăn mày" phản đối Sắc luật 007 đàn áp báo chí của chính quyền Sài Gòn, ngày 10/10/1974, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiếc nón có dòng chữ "Ký giả đi ăn mày vì S.L 007" (Sắc luật 07). Theo Báo Công Lý, vào năm 1974, chính quyền Sài Gòn cho áp dụng Sắc luật 007 với quy định số tiền phải ký quỹ rất lớn để được phép hoạt động. Ngoài ra, báo nào bị thu hồi lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.
Sắc luật 007 thực sự là "bàn tay sắt" nhằm kìm kẹp báo chí. Do sắc luật này, nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Có khoảng 70% người làm báo bị thất nghiệp, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Trước tình hình đó, các nghiệp đoàn ký giả ở Sài Gòn đã tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nhằm cứu nguy cho báo chí. Và phong trào "Ký giả đi ăn mày" đã được phát động.
Ban tổ chức quyết định chọn ngày 10/10/1974 làm ngày xuống đường biểu tình. Nón lá, bị, gậy - các vật dụng của người ăn mày - được chuẩn bị sẵn. Các lực lượng cũng được bố trí nhiều lớp, sẵn sàng đối phó với việc bị đàn áp.
Đúng 8 giờ sáng ngày 10/10/1974, ông Nguyễn Kiên Giang (chủ tịch Nghiệp đoàn Nam Việt) thay mặt Ban tổ chức đọc bản tuyên bố "Báo chí phải đi ăn mày vì Luật 007 của Tổng thống Thiệu".
Sau khi lệnh xuất phát được ban ra, đoàn người đã cố gắng phá hàng rào bao vây của cảnh sát nên đã xảy ra xô xát. Cuối cùng lực lượng biểu tình đã phá vỡ hàng rào cảnh sát và diễu hành khắp phố phường với các biểu ngữ bảo vệ tự do báo chí, yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức...
Trong ngày 10/10/1974, đoàn ký giả đã hoàn thành lộ trình định sẵn, kết thúc thành công cuộc xuống đường biểu tình. Ngay sau đó, cảnh sát đã lùng bắt những người đứng đầu và đánh đập họ dã man bằng dùi cui.
Dù chỉ gói gọn trong một ngày, sự kiện “Ký giả đi ăn mày” đã làm chấn động cả Sài Gòn. Các hãng thông tấn quốc tế lớn đã nhìn nhận đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua, làm uy tín của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu càng bị suy giảm nặng nề...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.