Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917-2003) được biết đến là “Người khắc ghi lịch sử văn nghệ kháng chiến”. Ông tham gia kháng chiến ngay từ buổi đầu và bắt đầu chụp các văn nghệ sĩ từ khi Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời. Ảnh Trần Văn Lưu chụp các văn nghệ sĩ tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam ở xóm Chuồi, thuộc xã Yên Mỹ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, năm 1949. Từ trái qua: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thế Lữ cùng vợ tản cư về Hòa Xá, Hà Đông. Sau một thời gian, ông bà chuyển lên Phú Thọ tham gia Đoàn Văn hóa kháng chiến mới thành lập ở xã Xuân Áng, Hạ Hòa. Tại đây, Thế Lữ lập một đoàn kịch diễn các tác phẩm phục vụ kháng chiến. Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập, Thế Lữ được bầu vào Ban chấp hành. Ông tham gia Đoàn sân khấu Việt Nam, trụ sở đóng ở Ao Châu, Hạ Hòa. Ảnh nhà thơ Thế Lữ trong kháng chiến chống Pháp.Trong những năm kháng chiến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là thủ trưởng của cơ quan văn nghệ (Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam). Thời gian này, ông thiên về viết kịch. Nhiều vở kịch của ông đã giúp các đêm diễn phục vụ chiến sĩ, đồng bào. Tham gia kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng có nỗi niềm riêng khi vợ con bị “kẹt” ở Hà Nội suốt mấy năm trời. Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu hẳn đã rất hiểu Nguyễn Huy Tưởng khi chụp bức ảnh này.Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân tản cư về Quần Tín, Thanh Hóa. Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập, ông được mời lên Việt Bắc làm Tổng thư ký. Ảnh chụp Nguyễn Tuân đứng trước lối vào phòng triển lãm hội họa được tổ chức ở Việt Bắc ngày 19/12/1951.Năm 1949, khi tham gia Hội Văn nghệ bộ đội, nhà văn Nguyễn Đình Thi chưa đầy 25 tuổi. Năm 1949, trong phong trào văn nghệ sĩ đầu quân, Nguyễn Đình Thi gia nhập quân đội, là Chính trị viên phó tiểu đoàn.Kháng chiến bùng nổ, thời gian đầu, vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao tản cư về Chợ Me (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), sau đó định cư ở phố Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ. Bức ảnh này chụp Văn Cao trong những năm đầu kháng chiến, khi đó ông 23 hoặc 24 tuổi.Những năm kháng chiến, nhà văn Ngô Tất Tố sáng tác không nhiều, ông chủ yếu biên soạn sách và dịch một số cuốn của Liên Xô và Trung Quốc. Với uy tín của một bậc trưởng lão trong làng văn, ông được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc (1948).Bức ảnh này chụp nhà văn Tô Hoài vào tháng 3/1951, khi ông tham dự Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Hội Văn nghệ.Nhà văn Nam Cao tham gia kháng chiến ở Việt Bắc năm 1947. Bức ảnh này có thể được chụp vào khoảng tháng 3/1951, khi ông dự Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng của Hội Văn nghệ, chỉ vài tháng trước khi hy sinh.Tham gia cách mạng và kháng chiến, nhà thơ Xuân Diệu đã viết những bài thơ đầy hào khí như: Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng…
Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917-2003) được biết đến là “Người khắc ghi lịch sử văn nghệ kháng chiến”. Ông tham gia kháng chiến ngay từ buổi đầu và bắt đầu chụp các văn nghệ sĩ từ khi Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời. Ảnh Trần Văn Lưu chụp các văn nghệ sĩ tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam ở xóm Chuồi, thuộc xã Yên Mỹ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, năm 1949. Từ trái qua: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thế Lữ cùng vợ tản cư về Hòa Xá, Hà Đông. Sau một thời gian, ông bà chuyển lên Phú Thọ tham gia Đoàn Văn hóa kháng chiến mới thành lập ở xã Xuân Áng, Hạ Hòa. Tại đây, Thế Lữ lập một đoàn kịch diễn các tác phẩm phục vụ kháng chiến. Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập, Thế Lữ được bầu vào Ban chấp hành. Ông tham gia Đoàn sân khấu Việt Nam, trụ sở đóng ở Ao Châu, Hạ Hòa. Ảnh nhà thơ Thế Lữ trong kháng chiến chống Pháp.
Trong những năm kháng chiến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là thủ trưởng của cơ quan văn nghệ (Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam). Thời gian này, ông thiên về viết kịch. Nhiều vở kịch của ông đã giúp các đêm diễn phục vụ chiến sĩ, đồng bào. Tham gia kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng có nỗi niềm riêng khi vợ con bị “kẹt” ở Hà Nội suốt mấy năm trời. Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu hẳn đã rất hiểu Nguyễn Huy Tưởng khi chụp bức ảnh này.
Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân tản cư về Quần Tín, Thanh Hóa. Năm 1948, Hội Văn nghệ Việt Nam thành lập, ông được mời lên Việt Bắc làm Tổng thư ký. Ảnh chụp Nguyễn Tuân đứng trước lối vào phòng triển lãm hội họa được tổ chức ở Việt Bắc ngày 19/12/1951.
Năm 1949, khi tham gia Hội Văn nghệ bộ đội, nhà văn Nguyễn Đình Thi chưa đầy 25 tuổi. Năm 1949, trong phong trào văn nghệ sĩ đầu quân, Nguyễn Đình Thi gia nhập quân đội, là Chính trị viên phó tiểu đoàn.
Kháng chiến bùng nổ, thời gian đầu, vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao tản cư về Chợ Me (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), sau đó định cư ở phố Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ. Bức ảnh này chụp Văn Cao trong những năm đầu kháng chiến, khi đó ông 23 hoặc 24 tuổi.
Những năm kháng chiến, nhà văn Ngô Tất Tố sáng tác không nhiều, ông chủ yếu biên soạn sách và dịch một số cuốn của Liên Xô và Trung Quốc. Với uy tín của một bậc trưởng lão trong làng văn, ông được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc (1948).
Bức ảnh này chụp nhà văn Tô Hoài vào tháng 3/1951, khi ông tham dự Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Hội Văn nghệ.
Nhà văn Nam Cao tham gia kháng chiến ở Việt Bắc năm 1947. Bức ảnh này có thể được chụp vào khoảng tháng 3/1951, khi ông dự Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng của Hội Văn nghệ, chỉ vài tháng trước khi hy sinh.
Tham gia cách mạng và kháng chiến, nhà thơ Xuân Diệu đã viết những bài thơ đầy hào khí như: Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng…