Vào ngày 5/5/1821, hoàng đế Napoleon trút hơi thở cuối cùng trên hòn đảo Saint Helena xa xôi ở Đại Tây Dương. Đây là nơi nhà cầm quân lỗi lạc một thời của nước Pháp sống lưu vong suốt 6 năm sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo vào năm 1815.Theo các ghi chép chính thức, Napoleon qua đời vì những cơn chảy máu không ngừng ứa ra từ ruột. Các chuyên gia đã tiến hành khám nghiệm tử thi và kết luận ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của hoàng đế Pháp lẫy lừng một thời.Mặc dù vậy, trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, cái chết của Napoleon vẫn là chủ đề gây tranh luận. Nhiều giả thuyết được đưa ra nói về nguyên nhân tử vong vị hoàng đế Pháp này.Trong số này đáng chú ý là giả thuyết Napoleon bị đầu độc dẫn đến tử vong. Giáo sư khoa học y sinh Parvez Haris của Đại học De Montfort ở Leicester, Anh cho rằng, Napoleon đã bị đầu độc bởi các loại tinh dầu có trong nước hoa mà ông thường xuyên sử dụng trong thời gian dài.Theo nghiên cứu của giáo sư Haris, khi còn sống, Napoleon "phát cuồng" nước hoa đến mức ám ảnh. Ông từng dùng tới vài lọ nước hoa để xức lên cơ thể mỗi ngày. Thói quen này được Napoleon duy trì trong nhiều năm. Ngay cả khi dẫn quân đánh trận, Napoleon cũng mang theo rất nhiều nước hoa.Giáo sư Haris cho rằng, việc tiếp xúc quá lâu với những loại tinh dầu là lời giải xác đáng cho tình trạng sức khỏe suy giảm của Napoleon trong những năm cuối đời.Thậm chí, sử dụng quá nhiều nước hoa có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc Napoleon mắc căn bệnh ung thư dạ dày dẫn đến tử vong.Giáo sư Haris nhận định nước hoa trở thành một con dao 2 lưỡi. Một mặt, nước hoa chủ yếu chứa cồn có tác dụng như một chất khử trùng giúp cơ thể khỏi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Mặt khác, nước hoa đã góp phần gây ra cái chết của Napoleon do dùng quá nhiều trong vài thập kỷ.Ngoài nước hoa, giáo sư Haris cho rằng, Napoleon cũng tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác, bao gồm cả thạch tín. Những yếu tố này cũng góp phần gây ra cái chết của ông.Quan điểm của giáo sư Haris khiến nhiều người chú ý. Dù vậy, giới khoa học vẫn chưa tìm được bất cứ bằng chứng khoa học nào để chứng minh nước hoa góp phần khiến sức khỏe của Napoleon ngày càng tồi tệ và cuối cùng qua đời trong đau đớn.Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Vào ngày 5/5/1821, hoàng đế Napoleon trút hơi thở cuối cùng trên hòn đảo Saint Helena xa xôi ở Đại Tây Dương. Đây là nơi nhà cầm quân lỗi lạc một thời của nước Pháp sống lưu vong suốt 6 năm sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo vào năm 1815.
Theo các ghi chép chính thức, Napoleon qua đời vì những cơn chảy máu không ngừng ứa ra từ ruột. Các chuyên gia đã tiến hành khám nghiệm tử thi và kết luận ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của hoàng đế Pháp lẫy lừng một thời.
Mặc dù vậy, trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, cái chết của Napoleon vẫn là chủ đề gây tranh luận. Nhiều giả thuyết được đưa ra nói về nguyên nhân tử vong vị hoàng đế Pháp này.
Trong số này đáng chú ý là giả thuyết Napoleon bị đầu độc dẫn đến tử vong. Giáo sư khoa học y sinh Parvez Haris của Đại học De Montfort ở Leicester, Anh cho rằng, Napoleon đã bị đầu độc bởi các loại tinh dầu có trong nước hoa mà ông thường xuyên sử dụng trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu của giáo sư Haris, khi còn sống, Napoleon "phát cuồng" nước hoa đến mức ám ảnh. Ông từng dùng tới vài lọ nước hoa để xức lên cơ thể mỗi ngày. Thói quen này được Napoleon duy trì trong nhiều năm. Ngay cả khi dẫn quân đánh trận, Napoleon cũng mang theo rất nhiều nước hoa.
Giáo sư Haris cho rằng, việc tiếp xúc quá lâu với những loại tinh dầu là lời giải xác đáng cho tình trạng sức khỏe suy giảm của Napoleon trong những năm cuối đời.
Thậm chí, sử dụng quá nhiều nước hoa có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc Napoleon mắc căn bệnh ung thư dạ dày dẫn đến tử vong.
Giáo sư Haris nhận định nước hoa trở thành một con dao 2 lưỡi. Một mặt, nước hoa chủ yếu chứa cồn có tác dụng như một chất khử trùng giúp cơ thể khỏi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Mặt khác, nước hoa đã góp phần gây ra cái chết của Napoleon do dùng quá nhiều trong vài thập kỷ.
Ngoài nước hoa, giáo sư Haris cho rằng, Napoleon cũng tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác, bao gồm cả thạch tín. Những yếu tố này cũng góp phần gây ra cái chết của ông.
Quan điểm của giáo sư Haris khiến nhiều người chú ý. Dù vậy, giới khoa học vẫn chưa tìm được bất cứ bằng chứng khoa học nào để chứng minh nước hoa góp phần khiến sức khỏe của Napoleon ngày càng tồi tệ và cuối cùng qua đời trong đau đớn.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.