Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh) và hậu cung.Để xây dựng nên Tử Cấm Thành nguy nga và tráng lệ, người ta đã sử dụng các loại vật liệu quý hiếm như ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam... Trong số những vật liệu quý được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành, đáng chú ý là loại gạch Tô Châu hay còn được gọi là "gạch vàng".Mặc dù được gọi là "gạch vàng" nhưng thực tế gạch Tô Châu không được làm từ vàng. Sở dĩ người ta gọi gạch Tô Châu là "gạch vàng" là bởi vì đặc điểm của loại gạch này.Cụ thể, đất ở Tô Châu vốn có chất lượng rất tốt. Do vậy, đất được sử dụng để làm gạch ở Tô Châu cứng và chắc hơn nhiều so với những nơi khác.Thêm nữa, loại gạch ở Tô Châu còn có một đặc điểm nổi bật là khi “gõ phát ra âm thanh như gõ vào vàng hoặc đá quý, gạch đặc ruột, không có lỗ”.Do gạch được sản xuất ở Tô Châu nhưng được sử dụng trong quá trình xây dựng ở kinh thành nên chữ “kinh” và chữ “kim” (vàng) phát âm khá giống nhau nên dân gian đã đặt tên cho loại gạch này là “kim chuyên” (gạch vàng).Những người thợ làm gạch phải mất 2 năm mới sản xuất được loại gạch quý hiếm này. Nguyên do là vì quy trình sản xuất ra gạch Tô Châu vô cùng phức tạp. Trước tiên, người ta tiến hành xử lý đất lấy ở thôn Lục Mộ để làm gạch với các công đoạn như phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây...Kế đến, người ta phơi đất trong 1 năm để loại bỏ “chất đất” và khử hết các bọt khí để tạo thành cục đất sét đặc ruột. Sau khi cho đất sét vào khuôn, những người thợ sẽ phơi khô ở chỗ râm trong 7 tháng trước khi đem vào lò nung.Người xưa sử dụng rơm, trấu để đốt lò nung gạch nhằm loại bỏ được khí ẩm trong đất. Gạch được nung trong 40 ngày. Sau quá trình nung, người ta bỏ gạch ra và ngâm trong dầu ép từ hạt quả trẩu trơn. Kết thúc công đoạn này, sản phẩm gạch Tô Châu chính thức hoàn thiện và được đem dùng để xây dựng các công trình cho bậc đế vương Trung Quốc.Vào thời xưa, người dân Trung Quốc còn lưu truyền câu tục ngữ “một lượng vàng, một viên gạch” để mô tả loại gạch vô cùng quý giá và đắt đỏ được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành. Qua đó có thể thấy giá thành loại gạch quý này đắt đỏ ra sao.Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)
Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh) và hậu cung.
Để xây dựng nên Tử Cấm Thành nguy nga và tráng lệ, người ta đã sử dụng các loại vật liệu quý hiếm như ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam... Trong số những vật liệu quý được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành, đáng chú ý là loại gạch Tô Châu hay còn được gọi là "gạch vàng".
Mặc dù được gọi là "gạch vàng" nhưng thực tế gạch Tô Châu không được làm từ vàng. Sở dĩ người ta gọi gạch Tô Châu là "gạch vàng" là bởi vì đặc điểm của loại gạch này.
Cụ thể, đất ở Tô Châu vốn có chất lượng rất tốt. Do vậy, đất được sử dụng để làm gạch ở Tô Châu cứng và chắc hơn nhiều so với những nơi khác.
Thêm nữa, loại gạch ở Tô Châu còn có một đặc điểm nổi bật là khi “gõ phát ra âm thanh như gõ vào vàng hoặc đá quý, gạch đặc ruột, không có lỗ”.
Do gạch được sản xuất ở Tô Châu nhưng được sử dụng trong quá trình xây dựng ở kinh thành nên chữ “kinh” và chữ “kim” (vàng) phát âm khá giống nhau nên dân gian đã đặt tên cho loại gạch này là “kim chuyên” (gạch vàng).
Những người thợ làm gạch phải mất 2 năm mới sản xuất được loại gạch quý hiếm này. Nguyên do là vì quy trình sản xuất ra gạch Tô Châu vô cùng phức tạp. Trước tiên, người ta tiến hành xử lý đất lấy ở thôn Lục Mộ để làm gạch với các công đoạn như phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây...
Kế đến, người ta phơi đất trong 1 năm để loại bỏ “chất đất” và khử hết các bọt khí để tạo thành cục đất sét đặc ruột. Sau khi cho đất sét vào khuôn, những người thợ sẽ phơi khô ở chỗ râm trong 7 tháng trước khi đem vào lò nung.
Người xưa sử dụng rơm, trấu để đốt lò nung gạch nhằm loại bỏ được khí ẩm trong đất. Gạch được nung trong 40 ngày. Sau quá trình nung, người ta bỏ gạch ra và ngâm trong dầu ép từ hạt quả trẩu trơn. Kết thúc công đoạn này, sản phẩm gạch Tô Châu chính thức hoàn thiện và được đem dùng để xây dựng các công trình cho bậc đế vương Trung Quốc.
Vào thời xưa, người dân Trung Quốc còn lưu truyền câu tục ngữ “một lượng vàng, một viên gạch” để mô tả loại gạch vô cùng quý giá và đắt đỏ được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành. Qua đó có thể thấy giá thành loại gạch quý này đắt đỏ ra sao.
Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)