Xe kéo tay là một phương tiện di chuyển đặc trưng ở Việt thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, với ghế ngồi và hay tay kéo đặt trên hai bánh xe. Xe vận hành bằng sức kéo của người, có thể chở một hoặc hai hành khách. Ảnh tư liệu.Về nguồn gốc xe kéo tay, theo các nhà nghiên cứu, xe kéo tay xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào khoảng năm 1868, đầu thời Cải cách Minh Trị. Hơn một thập niên sau đó, chúng nhanh chóng xuất hiện tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Ảnh: Bến xe kéo ở Hà Nội năm 1884. Ảnh tư liệu.Năm 1883, xe kéo tay xuất hiện lần đầu tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho nhập khẩu từ Nhật Bản. Gần 15 năm sau, loại xe này mới có mặt trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Sài Gòn những năm 1901-1905. Ảnh tư liệu.Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội. Sau đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman. Ảnh tư liệu.Chỉ những người có địa vị trong xã hội mới sử dụng xe kéo. Vì vậy, trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt. Ảnh tư liệu.Ngược lại, người người làm nghề phu kéo xe bị coi là thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Chợ Lớn thập niên 1940. Ảnh tư liệu.Từ đầu thập niên 1940, xe xích lô xuất hiện và trở nên thịnh hành tại Việt Nam. Vai trò của xe kéo tay dần dần trở nên mờ nhạt. Ảnh tư liệu.Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, xe kéo tay đã bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm sử dụng và nhanh chóng biến mất khỏi đời sống. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman.Xe kéo tay của người Việt xuất hiện trong hội chợ Quốc tế Paris 1889. Ảnh tư liệu.Người phu xe kéo xem người đàn ông đứng trên thang kẻ bảng tên đường trên đường Sài Gòn - Biên Hòa, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.Xe kéo tay hoạt động trên phó Tàu ở Hải Phòng thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.Xem clip: Sơ lược lịch sử Việt Nam giai đoạn 1958 - 1954.
Xe kéo tay là một phương tiện di chuyển đặc trưng ở Việt thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.
Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, với ghế ngồi và hay tay kéo đặt trên hai bánh xe. Xe vận hành bằng sức kéo của người, có thể chở một hoặc hai hành khách. Ảnh tư liệu.
Về nguồn gốc xe kéo tay, theo các nhà nghiên cứu, xe kéo tay xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào khoảng năm 1868, đầu thời Cải cách Minh Trị. Hơn một thập niên sau đó, chúng nhanh chóng xuất hiện tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Ảnh: Bến xe kéo ở Hà Nội năm 1884. Ảnh tư liệu.
Năm 1883, xe kéo tay xuất hiện lần đầu tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho nhập khẩu từ Nhật Bản. Gần 15 năm sau, loại xe này mới có mặt trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Sài Gòn những năm 1901-1905. Ảnh tư liệu.
Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội. Sau đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman. Ảnh tư liệu.
Chỉ những người có địa vị trong xã hội mới sử dụng xe kéo. Vì vậy, trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt. Ảnh tư liệu.
Ngược lại, người người làm nghề phu kéo xe bị coi là thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Chợ Lớn thập niên 1940. Ảnh tư liệu.
Từ đầu thập niên 1940, xe xích lô xuất hiện và trở nên thịnh hành tại Việt Nam. Vai trò của xe kéo tay dần dần trở nên mờ nhạt. Ảnh tư liệu.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, xe kéo tay đã bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm sử dụng và nhanh chóng biến mất khỏi đời sống. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman.
Xe kéo tay của người Việt xuất hiện trong hội chợ Quốc tế Paris 1889. Ảnh tư liệu.
Người phu xe kéo xem người đàn ông đứng trên thang kẻ bảng tên đường trên đường Sài Gòn - Biên Hòa, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Xe kéo tay hoạt động trên phó Tàu ở Hải Phòng thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.
Xem clip: Sơ lược lịch sử Việt Nam giai đoạn 1958 - 1954.