Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn đã chôn giấu bí mật gì?

Google News

Liệu những manh mối này có làm sáng tỏ bí mật mà 10.000 con ngựa đã cố gắng che giấu cho lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn người thống nhất Mông Cổ và 10.000 con ngựa san bằng ngôi mộ không tên
Hơn 700 năm về trước, thợ săn kho báu và rất nhiều người bàn tán đến lăng mộ Thành Cát Tư Hãn khi vị khả hãn Mông Cổ qua đời năm 1227 khi đang cùng quân đội của mình sắp giành chiến thắng giòn giã trước nước chư hầu Tây Hạ.

Người ta nói rằng vị tướng trung thành nhất của Thành Cát Tư Hãn đã tuân theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn: Không tổ chức tang lễ và bí mật vận chuyển thi hài của ông về quê nhà và chôn cất trong lăng mộ mà ông đã dày công xây dựng khi còn sống.

Sau khi chôn cất, 10.000 con ngựa được điều động chạy tới chạy lui nhằm làm san bằng ngôi mộ. Sau đó các tướng lĩnh và 800 binh lính canh giữ lăng mộ được lệnh giết hết hơn 1.000 người thợ đã xây dựng lăng mộ. Và 800 binh sĩ này cũng đã thề quyết giữ im lặng vị trí của lăng mộ và đem bí mật đó xuống nấm mồ.

Để người thân của Thành Cát Tư Hãn dễ dàng tìm thấy lăng mộ để thăm viếng, vị tướng chịu trách nhiệm chôn cất Thành Cát Tư Hãn đã giết một con lạc đà trên mộ, vẩy máu xuống đất (để những con lạc đà khác dẫn đường thông qua mùi máu đồng loại) và cử kỵ binh bí mật canh giữ mộ ngày đêm. Những người lính canh giữ ngôi mộ sẽ không được rút lui cho đến khi cỏ mọc lên phần trên lăng mộ, biến nó trở thành thảm cỏ xanh bình thường như khu vực xung quanh.

Và bởi thế, lăng mộ Thành Cát Tư Hãn đã có lịch sử lâu đời hơn 700 năm, cho đến tận ngày nay vẫn là một bí ẩn to lớn.

Truoc khi chet, Thanh Cat Tu Han da chon giau bi mat gi?

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn đã có lịch sử lâu đời hơn 700 năm, cho đến tận ngày nay vẫn là một bí ẩn to lớn. Ảnh: KKnews.

Vì cho rằng, trong lăng mộ Thành Cát Tư Hãn có chứa kho báu khổng lồ nên rất nhiều người trên khắp thế giới vẫn tìm kiếm, khám phá lăng mộ của ông hàng trăm năm nay. Kết quả vẫn không thấy gì.

Trong những năm gần đây, các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành các cuộc khai quật chuyên sâu tại các khu vực Mã An Sơn ở An Huy; Bảo Định, Thừa Đức, Trương Gia Khẩu ở Hà Bắc. Trong số đó, có một phát hiện đáng kinh ngạc tại một ngôi làng núi nhỏ.

7 điều bí ẩn chứa trong ngôi làng nhỏ này có thể là manh mối khám phá ra lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.

Manh mối thứ 1

Vào những năm 1960, ngôi làng cổ theo phong cách phương Tây đã tìm thấy hàng trăm bộ xương dưới lòng đất khi địa phương tiến hành xây dựng đất đai.

Khi đó, các chuyên gia của Ủy ban Văn hóa đã suy đoán rằng có thể có hàng chục nghìn bộ xương đã được chôn cất tại đây và có một lăng mộ rất lớn bên dưới. Theo ghi chép lịch sử, vào thời nhà Nguyên (một nhà nước kế tục của Đế quốc Mông Cổ, bắt đầu từ năm 1271), người ta cho xây dựng một công trình lớn nhưng tránh khu vực có nhiều bộ xương được chôn cất này khoảng 30km.

Tại sao nhà Nguyên phải tránh khu vực này? Phải chăng đó là lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ cận nhất của Thành Cát Tư Hãn (thời nhà Nguyên) đã cố ý bảo vệ sự toàn vẹn của lăng mộ vị khả hãn này?

Manh mối thứ 2

Hãy nói về bí ẩn thứ hai, vùng đất phong thủy và bản đồ cung hoàng đạo của hoàng đế. Địa hình của Mã An Sơn quay mặt về phía bắc và nam, hai bên sừng sững những ngọn núi lớn bao quanh. Nhìn từ xa, địa hình đó tựa như chiếc ghế khổng lồ, bao bọc Mã An Sơn ở giữa.

Mã An Sơn có tên như vậy bởi vì nó trông giống như một con ngựa cúi đầu xuống và uống nước, và có một con ngựa con phía sau ngựa lớn, hàm ý về tương lai và sự phát triển về sau.

Đối với người Mông Cổ - đế quốc du mục lớn nhất trong lịch sử, ngựa chính là con vật bất ly thân của họ trong cả đời sống du mục và chiến đấu. Phải chăng, trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn đã lựa chọn vùng đất đặc biệt này làm yên nghỉ ngàn năm?

Truoc khi chet, Thanh Cat Tu Han da chon giau bi mat gi?-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Manh mối thứ 3

Vùng đất Mã An Sơn mang đến cho các nhà khảo cổ học hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ở phía đông nam của Mã An Sơn xuất hiện dấu vết của mỏ đá và nơi khai thác đá ngay cạnh. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những dụng cụ nấu bếp đơn thuần.

Họ đưa ra ý kiến cho rằng, rất có thể đây là nơi sinh hoạt hàng ngày của thợ khai thác đá - là vật liệu xây dựng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.

Manh mối thứ 4

Vào thời nhà Nguyên, giới quý tộc Mông Cổ có tục chôn cất đặc biệt sau khi qua đời: Thi thể quý tộc sẽ được cho vào quan tài gỗ, cho xuống huyệt và được bầy ngựa san phẳng, không có bia mộ.

Năm 1930, một ngôi mộ cổ của triều đại nhà Nguyên được phát hiện gần Mã An Sơn. Người ta phát hiện 3 quan tài được đặt cạnh nhau.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ba người chết là một nam và hai nữ, người đàn ông là con rể của Hốt Tất Liệt (Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, đồng thời người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên). Cả hai phụ nữ đều là vợ của người này.

Điều đó cho thấy vùng phụ cận Mã An Sơn là nơi quan trọng để chôn cất các quý tộc Mông Cổ.

Manh mối thứ 5

Bí ẩn tiếp theo liên quan đến ngọn núi đá phía sau Mã An Sơn. Trên núi từng có một ngôi đền Shilong. Theo ghi chép lịch sử, ngọn núi nơi Khâu Xứ Cơ (đạo sĩ thời kỳ giao thời giữa nhà Kim và nhà Nguyên) tu luyện là núi Shilong.

Khâu Xứ Cơ có địa vị rất cao trong triều đại nhà Nguyên và từng được Thành Cát Tư Hãn sủng ái. Các đệ tử của Khâu Xứ Cơ đã từng xây dựng 4 ngôi đền Đạo giáo ở Trương Gia Khẩu.

Trên ngọn núi đá Shilong ở Mã An Sơn còn có một tảng đá rất lớn. Trên tảng đá cổ chạm khắc một bàn cờ với các quân cờ còn giữ nguyên thế. Theo các chuyên gia, bàn cờ này rất có thể là do Khâu Xứ Cơ và các đệ tử của ông để lại trong thời gian giám sát việc xây dựng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn tại đây.

Truoc khi chet, Thanh Cat Tu Han da chon giau bi mat gi?-Hinh-3

Thành Cát Tư Hãn là người có công thống nhất Mông Cổ. Ảnh: KKnews.

Manh mối cuối cùng

Hãy nói về bí ẩn cuối cùng, liên quan đến trận chiến khốc liệt cách đây 700 năm. Vào cuối thời nhà Nguyên, cuộc chiến khốc liệt nhất giữa quân Mông Cổ và quân Minh đã diễn ra cách Mã An Sơn 10 km về phía nam, tại một ngôi làng thuộc huyện Tuyên Hóa (Trương Gia Khẩu, Hà Bắc).

Tướng quân nhà Minh là Từ Đà đã giao chiến ác liệt với quân Mông Cổ và quân Nguyên. Hai bên đều điều động gần như toàn bộ quân chủ lực tham chiến. Trong trận chiến ác liệt, xác của gần 1 triệu quân lính hai bên đã gây nên thảm cảnh chưa từng có.

Có thể nói, đây là cuộc chiến bi thảm, đẫm máu hơn bất kỳ cuộc chiến nào giữa quân Nguyên Mông Cổ và quân Minh. Thậm chí, người ta nói rằng hầu như toàn bộ người dân ở Trương Gia Khẩu đều chết trong cả trận chiến.

Dưới góc độ của các sử gia và khảo cổ, họ đặt ra câu hỏi: Tại sao quân Nguyên và quân Minh lại đánh nhau ở đây?

Các chuyên gia cho rằng đó là vì quân Mông Cổ và quân Nguyên liều mạng bảo vệ lăng mộ của thủ lĩnh Mông Cổ đã khuất - Thành Cát Tư Hãn - và vị trí lăng mộ được ẩn giấu ở Mã An Sơn, phía sau trận địa không xa.

Hơn 700 năm đã qua đi kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời. Những bí mật xoay quanh cái chết, lăng mộ và hậu duệ của ông vẫn khiến người đời khó hiểu. Giới chuyên gia khảo cổ và sử gia vẫn chưa hiểu tường tận chuyện gì đã xảy ra trước và sau cái chết của ông.

Với những manh mối này, người ta đang hy vọng, một ngày nào đó, bí ẩn hơn 700 năm xoay quanh Thành Cát Tư Hãn sẽ hé lộ.

Tuy nhiên, có một trở ngại lớn: Đại hãn vẫn được tôn sùng ở Mông Cổ. Hầu hết người dân Mông Cổ vẫn muốn bảo toàn ước nguyện của ông trước khi chết - là bảo đảm ngôi mộ bí mật.

Công nghệ cao của ngành khảo cổ học hiện đại vẫn có thể khám phá ra điều mà 10.000 con ngựa cố gắng che giấu. Nhưng nếu con cháu của Đại hãn quyết tâm, ngôi mộ của ông sẽ không bao giờ được tìm thấy (hoặc công khai tìm thấy). 

Theo Trang Ly/Báo Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)