Với diện tích 550 km2 và có khoảng 160.000 người dân sinh sống, đảo Guam của Mỹ có vị trí quan trọng khi nằm tại khu vực Micronesia ở Thái Bình Dương, cách Sydney (Australia) 5.300km về phía bắc, cách Bình Nhưỡng 3.400km về phía đông nam. Đảo Guam có lịch sử đáng chú ý khi trải qua nhiều sự kiện quan trọng.Theo kết quả nghiên cứu, người dân bắt đầu định cư trên đảo Guam từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Đến năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân lên đảo Guam.Sau đó, Tây Ban Nha tuyên bố hòn đảo này thuộc lãnh thổ của mình vào năm 1565 nhưng không cố gắng chinh phục hòn đảo này cho đến nửa sau thế kỷ 17.Sau cuộc nổi dậy năm 1670, người Tây Ban Nha đã nắm quyền cai trị đảo Guam. Trong 300 năm cai trị dưới thời Tây Ban Nha, đảo Guam từng phải đối mặt với những trận đại dịch lớn như bệnh đậu mùa và cúm. Những dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân trên đảo. Tây Ban Nha cai trị đảo Guam cho đến năm 1898.Sau khi chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ kết thúc, đảo Guam nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng (từ tháng 12/1944 - tháng 8/1944) sau khi thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng chấn động địa cầu.Nhật Bản đã sử dụng đảo Guam làm căn cứ không quân và hải quân. Tại đây, nhiều máy bay ném bom của Nhật Bản xuất kích đi oanh tạc các mục tiêu nhằm vào quân đồng minh.Đến tháng 7/1944, Mỹ quay trở lại và thực hiện cuộc chiến đẫm máu với quân Nhật Bản là Trận Guam. Khi ấy, Mỹ tái chiếm thành công hòn đảo này từ phía Nhật Bản.Mỹ cũng sử dụng đảo Guam làm nơi cất cánh cho hai máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945.Kể từ năm 1945 cho đến nay, đảo Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sáp nhập của Mỹ. Người dân sống trên đảo Guam là công dân Mỹ nhưng không thể bỏ phiếu bầu tổng thống.Hiện đảo Guam là căn cứ Không quân và Hải quân lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, khi quân đội Mỹ đóng trên 30% diện tích đảo với khoảng 7.500 lính Mỹ đang đóng quân tại đây.
Với diện tích 550 km2 và có khoảng 160.000 người dân sinh sống, đảo Guam của Mỹ có vị trí quan trọng khi nằm tại khu vực Micronesia ở Thái Bình Dương, cách Sydney (Australia) 5.300km về phía bắc, cách Bình Nhưỡng 3.400km về phía đông nam. Đảo Guam có lịch sử đáng chú ý khi trải qua nhiều sự kiện quan trọng.
Theo kết quả nghiên cứu, người dân bắt đầu định cư trên đảo Guam từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Đến năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt chân lên đảo Guam.
Sau đó, Tây Ban Nha tuyên bố hòn đảo này thuộc lãnh thổ của mình vào năm 1565 nhưng không cố gắng chinh phục hòn đảo này cho đến nửa sau thế kỷ 17.
Sau cuộc nổi dậy năm 1670, người Tây Ban Nha đã nắm quyền cai trị đảo Guam. Trong 300 năm cai trị dưới thời Tây Ban Nha, đảo Guam từng phải đối mặt với những trận đại dịch lớn như bệnh đậu mùa và cúm. Những dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân trên đảo. Tây Ban Nha cai trị đảo Guam cho đến năm 1898.
Sau khi chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ kết thúc, đảo Guam nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng (từ tháng 12/1944 - tháng 8/1944) sau khi thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng chấn động địa cầu.
Nhật Bản đã sử dụng đảo Guam làm căn cứ không quân và hải quân. Tại đây, nhiều máy bay ném bom của Nhật Bản xuất kích đi oanh tạc các mục tiêu nhằm vào quân đồng minh.
Đến tháng 7/1944, Mỹ quay trở lại và thực hiện cuộc chiến đẫm máu với quân Nhật Bản là Trận Guam. Khi ấy, Mỹ tái chiếm thành công hòn đảo này từ phía Nhật Bản.
Mỹ cũng sử dụng đảo Guam làm nơi cất cánh cho hai máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945.
Kể từ năm 1945 cho đến nay, đảo Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sáp nhập của Mỹ. Người dân sống trên đảo Guam là công dân Mỹ nhưng không thể bỏ phiếu bầu tổng thống.
Hiện đảo Guam là căn cứ Không quân và Hải quân lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, khi quân đội Mỹ đóng trên 30% diện tích đảo với khoảng 7.500 lính Mỹ đang đóng quân tại đây.