Đảo Guam của Mỹ được biết đến là một "thiên đường du lịch" nổi tiếng thế giới. Hòn đảo này càng trở nên nổi tiếng hơn khi Triều Tiên "đang xem xét kế hoạch tấn công" lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương.Một sự thật thú vị là đảo Guam chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên 4 giờ bay. Theo đó, đảo Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần với Triều Tiên nhất.Vào năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan là người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên đảo Guam, đánh dấu 300 năm cai trị của Tây Ban Nha trên hòn đảo này.Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng.Đến tháng 7/1944, Mỹ trở lại và đánh Trận Guam, tái chiếm hòn đảo này từ tay Nhật Bản.Kể từ đó cho đến nay, đảo Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sáp nhập của Mỹ.Những người dân sinh sống trên đảo Guam đều được công nhận là công dân Mỹ nhưng không có quyền bầu cử tổng thống cũng như chọn ra nghị sĩ quốc hội.Theo ước tính, khoảng 10% trong tổng số 160.000 người dân sống trên đảo Guam có liên quan đến quân đội. Trong số đó, nhiều người là thân nhân của hơn 6.000 lính Mỹ đóng quân trên đảo.Nghị sĩ đảng Dân chủ Madeleine Z. Bordallo là đại diện duy nhất ở đảo Guam tại cơ quan lập pháp và ông này không có tiếng nói trong quá trình xây dựng luật.Shoichi Yokoi - người lính Nhật Bản đã sống trong khu rừng nhiệt đới ở đảo Guam 28 năm để tránh sự truy đuổi của các lực lượng Mỹ mà không hề hay biết Chiến tranh thế giới 2 đã kết thúc.
Đảo Guam của Mỹ được biết đến là một "thiên đường du lịch" nổi tiếng thế giới. Hòn đảo này càng trở nên nổi tiếng hơn khi Triều Tiên "đang xem xét kế hoạch tấn công" lãnh thổ hải ngoại của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương.
Một sự thật thú vị là đảo Guam chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên 4 giờ bay. Theo đó, đảo Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần với Triều Tiên nhất.
Vào năm 1521, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan là người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên đảo Guam, đánh dấu 300 năm cai trị của Tây Ban Nha trên hòn đảo này.
Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Guam khoảng 31 tháng.
Đến tháng 7/1944, Mỹ trở lại và đánh Trận Guam, tái chiếm hòn đảo này từ tay Nhật Bản.
Kể từ đó cho đến nay, đảo Guam được xem như là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sáp nhập của Mỹ.
Những người dân sinh sống trên đảo Guam đều được công nhận là công dân Mỹ nhưng không có quyền bầu cử tổng thống cũng như chọn ra nghị sĩ quốc hội.
Theo ước tính, khoảng 10% trong tổng số 160.000 người dân sống trên đảo Guam có liên quan đến quân đội. Trong số đó, nhiều người là thân nhân của hơn 6.000 lính Mỹ đóng quân trên đảo.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Madeleine Z. Bordallo là đại diện duy nhất ở đảo Guam tại cơ quan lập pháp và ông này không có tiếng nói trong quá trình xây dựng luật.
Shoichi Yokoi - người lính Nhật Bản đã sống trong khu rừng nhiệt đới ở đảo Guam 28 năm để tránh sự truy đuổi của các lực lượng Mỹ mà không hề hay biết Chiến tranh thế giới 2 đã kết thúc.