Nằm trên đường Trần Phú, Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của TP Đà Lạt. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ còn có tên gọi dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông có hình con gà lớn - biểu tượng của nước Pháp.Nhà thờ Con Gà được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman với điểm nhấn là tháp chuông cao 47m, có thể quan sát từ rất nhiều địa điểm trong thành phố.Với giá trị kiến trúc, lịch sử đặc biệt cùng vị trí trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến tham quan, đặc biệt vào những dịp lễ của người Công giáo.Nằm trên một quả đồi thấp cạnh đường Ngô Quyền, nhà thờ Mai Anh được xây dựng từ năm 1930, ban đầu là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với tên gọi chính thức là nhà thờ Domaine de Marie. Mai Anh là tên quen gọi của người dân Đà Lạt do khu vực nhà thờ trước kia có rất nhiều cây mai anh đào.Bố cục kiến trúc nhà thờ Mai Anh có nhiều điểm cách tân độc đáo so với các nhà thờ cổ điển phương Tây với mặt tiền hình đa giác. Hệ thống mái của nhà thờ có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Giữa các dãy nhà của nhà thờ là khu vườn trong được thiết kế rất tinh tế, rực rỡ sắc màu các loài hoa suốt bốn mùa.Không chỉ đẹp về kiến trúc, nhà thờ Mai Anh còn tọa lạc tại một vị trí rất tuyệt vời, nơi du khách có thể cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của Đà Lạt từ trên cao, đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn.Tọa lạc trên một quả đồi gần thác Cam Ly, nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là ngôi nhà thờ dành riêng cho các dân tộc thiểu số ở Đà Lạt. Nhà thờ do linh mục người Pháp Boutary - nhà truyền giáo hoạt động trong cộng đồng người thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1960, đến năm 1968 thì hoàn thành.Phục vụ đối tượng là người dân tộc thiểu số, kiến trúc của nhà thờ Cam Ly mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các nhà thờ dành cho người Kinh. Kiến trúc nhà thờ được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc dựa trên kỹ thuật xây dựng tiên tiến của phương Tây.Quanh nhà thờ Cam Ly là khu vườn cảnh xanh tốt với nhiều loài hoa khoe sắc, tôn thêm nét đẹp của công trình kiến trúc độc đáo này.Được linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng cho xây dựng từ năm 1955 trên một ngọn đồi ở phía Nam thành phố Đà Lạt, nhà thờ Du Sinh là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất của thành phố ngàn hoa này.Vốn là con cháu của các vua triều Nguyễn và từng tu học ở các ngôi chùa Phật giáo, linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng đã quyết định thiết kế nhà thờ theo lối kiến trúc Á Đông, khác với kiến trúc phương Tây phổ biến của các nhà thờ ở Việt Nam.Nằm trên đỉnh đồi cao, từ nhà thờ Du Sinh có thể bao quát một vùng rộng lớn với phong cảnh hữu tình của Đà Lạt.
Nằm trên đường Trần Phú, Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của TP Đà Lạt. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ còn có tên gọi dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông có hình con gà lớn - biểu tượng của nước Pháp.
Nhà thờ Con Gà được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman với điểm nhấn là tháp chuông cao 47m, có thể quan sát từ rất nhiều địa điểm trong thành phố.
Với giá trị kiến trúc, lịch sử đặc biệt cùng vị trí trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến tham quan, đặc biệt vào những dịp lễ của người Công giáo.
Nằm trên một quả đồi thấp cạnh đường Ngô Quyền, nhà thờ Mai Anh được xây dựng từ năm 1930, ban đầu là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với tên gọi chính thức là nhà thờ Domaine de Marie. Mai Anh là tên quen gọi của người dân Đà Lạt do khu vực nhà thờ trước kia có rất nhiều cây mai anh đào.
Bố cục kiến trúc nhà thờ Mai Anh có nhiều điểm cách tân độc đáo so với các nhà thờ cổ điển phương Tây với mặt tiền hình đa giác. Hệ thống mái của nhà thờ có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Giữa các dãy nhà của nhà thờ là khu vườn trong được thiết kế rất tinh tế, rực rỡ sắc màu các loài hoa suốt bốn mùa.
Không chỉ đẹp về kiến trúc, nhà thờ Mai Anh còn tọa lạc tại một vị trí rất tuyệt vời, nơi du khách có thể cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của Đà Lạt từ trên cao, đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Tọa lạc trên một quả đồi gần thác Cam Ly, nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là ngôi nhà thờ dành riêng cho các dân tộc thiểu số ở Đà Lạt. Nhà thờ do linh mục người Pháp Boutary - nhà truyền giáo hoạt động trong cộng đồng người thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1960, đến năm 1968 thì hoàn thành.
Phục vụ đối tượng là người dân tộc thiểu số, kiến trúc của nhà thờ Cam Ly mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các nhà thờ dành cho người Kinh. Kiến trúc nhà thờ được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc dựa trên kỹ thuật xây dựng tiên tiến của phương Tây.
Quanh nhà thờ Cam Ly là khu vườn cảnh xanh tốt với nhiều loài hoa khoe sắc, tôn thêm nét đẹp của công trình kiến trúc độc đáo này.
Được linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng cho xây dựng từ năm 1955 trên một ngọn đồi ở phía Nam thành phố Đà Lạt, nhà thờ Du Sinh là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất của thành phố ngàn hoa này.
Vốn là con cháu của các vua triều Nguyễn và từng tu học ở các ngôi chùa Phật giáo, linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng đã quyết định thiết kế nhà thờ theo lối kiến trúc Á Đông, khác với kiến trúc phương Tây phổ biến của các nhà thờ ở Việt Nam.
Nằm trên đỉnh đồi cao, từ nhà thờ Du Sinh có thể bao quát một vùng rộng lớn với phong cảnh hữu tình của Đà Lạt.