1. Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai) có tuổi thọ hơn 100 năm, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở phố cổ Hội An. Công trình thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong lịch sử.2. Nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi, mang nhiều yếu tổ kiến trúc truyền thống của người Việt, phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.3. Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú) có tuổi đời hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.4. Chùa Cầu Hội An (186 Trần Phú) là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất phố cổ Hội An. Cây cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. 5. Đình Cẩm Phô (52 Nguyễn Thị Minh Khai) là ngôi đình cổ nhất Hội An, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đình thờ Thành Hoàng, các vị thần bảo hộ vùng đất và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng.6. Miếu Quan Công (24 Trần Phú) còn được gọi là Chùa Ông, được người Minh Hương có nguồn gốc Trung Hoa và người Việt khởi dựng vào năm 1653. Ngôi miếu này thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, được coi là biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa.7. Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Hội quán này thờ thần Phục Ba,vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận lợi.8. Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú) có tiền thân là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Ngày này hội quán là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên.9. Hội quán Quảng Đông (176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình ban đầu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.10. Hội quán Hải Nam (10 Trần Phú) còn được gọi là hội quán Quỳnh Phủ, do Hoa kiều bang Hải Nam đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan trên vùng biển Thu Xà (Quảng Ngãi) vào năm 1851, triều vua Tự Đức.11. Nhà thờ tộc Trần (số 21 Lê Lợi) được đánh giá là nhà thờ tộc cổ đẹp nhất Hội An. Nằm trong khuôn viên có diện tích 1.500m2, ngôi nhà vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xưa của kiểu nhà Việt kếp hợp nét kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa, Nhật Bản.12. Nhà thờ tộc Nguyễn Tường (số 8/2 Nguyễn Thị Minh Khai) được xây năm 1806, được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của phố cổ Hội An. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.13. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An (số 33 Nguyễn Thái Học) nằm trong ngôi nhà cổ lớn nhất của phố cổ Hội An. Bảo tàng này là nơi giới thiệu về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển Hội An.14. Bảo tàng Gốm sứ Mậu (số 80 Trần Phú) nằm trong một ngôi nhà hai tầng được xây dựng vào khoảng năm 1920. Bảo tàng trưng bày các hiện vật gốm được tìm thấy tại các điểm khảo cổ ở Hội An, phản ánh quá khứ vàng son khi Hội An còn là thương cảng tầm vóc quốc tế.15. Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh (số 149 Trần Phú) nằm tại ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc thuộc địa điển hình của Hội An. Đây là nơi sở hữu bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo về văn hoá Sa Huỳnh, nền văn hóa từng thống lĩnh khu vực thương cảng Hội An cách đây hơn 2.000 năm.Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.
1. Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai) có tuổi thọ hơn 100 năm, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở phố cổ Hội An. Công trình thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong lịch sử.
2. Nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi, mang nhiều yếu tổ kiến trúc truyền thống của người Việt, phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
3. Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú) có tuổi đời hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.
4. Chùa Cầu Hội An (186 Trần Phú) là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất phố cổ Hội An. Cây cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.
5. Đình Cẩm Phô (52 Nguyễn Thị Minh Khai) là ngôi đình cổ nhất Hội An, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đình thờ Thành Hoàng, các vị thần bảo hộ vùng đất và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng.
6. Miếu Quan Công (24 Trần Phú) còn được gọi là Chùa Ông, được người Minh Hương có nguồn gốc Trung Hoa và người Việt khởi dựng vào năm 1653. Ngôi miếu này thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, được coi là biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa.
7. Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Hội quán này thờ thần Phục Ba,vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận lợi.
8. Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú) có tiền thân là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Ngày này hội quán là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên.
9. Hội quán Quảng Đông (176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình ban đầu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.
10. Hội quán Hải Nam (10 Trần Phú) còn được gọi là hội quán Quỳnh Phủ, do Hoa kiều bang Hải Nam đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan trên vùng biển Thu Xà (Quảng Ngãi) vào năm 1851, triều vua Tự Đức.
11. Nhà thờ tộc Trần (số 21 Lê Lợi) được đánh giá là nhà thờ tộc cổ đẹp nhất Hội An. Nằm trong khuôn viên có diện tích 1.500m2, ngôi nhà vẫn còn nguyên lối kiến trúc cổ xưa của kiểu nhà Việt kếp hợp nét kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa, Nhật Bản.
12. Nhà thờ tộc Nguyễn Tường (số 8/2 Nguyễn Thị Minh Khai) được xây năm 1806, được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của phố cổ Hội An. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
13. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An (số 33 Nguyễn Thái Học) nằm trong ngôi nhà cổ lớn nhất của phố cổ Hội An. Bảo tàng này là nơi giới thiệu về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển Hội An.
14. Bảo tàng Gốm sứ Mậu (số 80 Trần Phú) nằm trong một ngôi nhà hai tầng được xây dựng vào khoảng năm 1920. Bảo tàng trưng bày các hiện vật gốm được tìm thấy tại các điểm khảo cổ ở Hội An, phản ánh quá khứ vàng son khi Hội An còn là thương cảng tầm vóc quốc tế.
15. Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh (số 149 Trần Phú) nằm tại ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc thuộc địa điển hình của Hội An. Đây là nơi sở hữu bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo về văn hoá Sa Huỳnh, nền văn hóa từng thống lĩnh khu vực thương cảng Hội An cách đây hơn 2.000 năm.
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.