1. Đền thờ Vua Hùng. Nằm trong Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc ở quận 9, đền thờ Vua Hùng được xây dựng từ năm 2002-2009, là ngôi đền có quy mô lớn bậc nhất toàn khu vực Nam Bộ. Công trình sử dụng ngôn ngữ kiến trúc đương đại để diễn đạt những giá trị văn hóa truyền thống một cách sáng tạo. 2. Chùa Vĩnh Nghiêm. Nằm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ năm 1964-1971, được coi là công trình tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại. Tên chùa có nguồn gốc từ chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Lý. 3. Chùa Việt Nam Quốc Tự. Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, Việt Nam Quốc Tự được khởi công năm 1964, hoàn thiện vào thập niên 1990. Được xây theo đồ án thiết kế của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ, ngôi chùa gây ấn tượng với sự bề thế và kiến trúc độc đáo, mang các yếu tố truyền thống kết hợp với hiện đại. 4. Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya. Nằm trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long (quận 9), bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya được xây dựng từ năm 2007-2013, là tòa tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy vào bậc nhất của Việt Nam. Công trình vừa mang yếu tố hiện đại, vừa thấm đẫm phong cách kiến trúc Phật giáo Nam Tông. 5. Chùa Bà Thiên Hậu. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Đây được coi là công trình tâm linh cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất của cộng đồng người Hoa ở TP HCM. 6. Điện Ngọc Hoàng. Tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, điện Ngọc Hoàng hay chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ nổi tiếng, có quy mô lớn, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Ngôi chùa này đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm trong chuyến công du Việt Nam năm 2016. 7. Nhà thờ Đức Bà. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic. Đây là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa nổi tiếng nhất của TP HCM. 8. Nhà thờ Tân Định. Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, nhà thờ Tân Định được xây dựng từ năm 1870 – 1876. Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque. Vẻ đẹp lộng lẫy cùng nước sơn màu hồng tươi khiến nhà thờ này trở thành địa điểm "sống ảo" được giới trẻ ưa chuộng. 9. Nhà thờ Huyện Sỹ. Nằm tại góc Nguyễn Trãi – Tôn Thất Tùng ở quận 1, nhà thờ Huyện Sỹ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Công trình được xây từ năm 1902–1905, mang phong cách kiến trúc Gothic. 10. Thánh đường Jamia Al-Musulman. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, thánh đường Jamia Al-Musulman được những tín đồ Hồi giáo đến từ miền Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng từ năm 1935. Công trình mang những đường nét kiến trúc hài hòa tinh tế, đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. 11. Đền Bà Mariamman. Nằm ở số 45 Trương Định, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn đóng góp tiền xây dựng cách đây một thế kỷ. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Ấn Độ. 12. Thánh thất Sài Gòn. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thánh thất Sài Gòn được xây dựng năm 1999-2001, là công trình tôn giáo có quy mô lớn nhất của đạo Cao Đài ở TP HCM. Công trình được xây theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, có nhiều mảng trang trí sinh động, giàu màu sắc, phản ánh thế giới quan của đạo Cao Đài.Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.
1. Đền thờ Vua Hùng. Nằm trong Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc ở quận 9, đền thờ Vua Hùng được xây dựng từ năm 2002-2009, là ngôi đền có quy mô lớn bậc nhất toàn khu vực Nam Bộ. Công trình sử dụng ngôn ngữ kiến trúc đương đại để diễn đạt những giá trị văn hóa truyền thống một cách sáng tạo.
2. Chùa Vĩnh Nghiêm. Nằm tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ năm 1964-1971, được coi là công trình tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại. Tên chùa có nguồn gốc từ chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Lý.
3. Chùa Việt Nam Quốc Tự. Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, Việt Nam Quốc Tự được khởi công năm 1964, hoàn thiện vào thập niên 1990. Được xây theo đồ án thiết kế của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ, ngôi chùa gây ấn tượng với sự bề thế và kiến trúc độc đáo, mang các yếu tố truyền thống kết hợp với hiện đại.
4. Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya. Nằm trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long (quận 9), bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya được xây dựng từ năm 2007-2013, là tòa tháp Phật giáo có quy mô lớn và lộng lẫy vào bậc nhất của Việt Nam. Công trình vừa mang yếu tố hiện đại, vừa thấm đẫm phong cách kiến trúc Phật giáo Nam Tông.
5. Chùa Bà Thiên Hậu. Tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Đây được coi là công trình tâm linh cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất của cộng đồng người Hoa ở TP HCM.
6. Điện Ngọc Hoàng. Tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, điện Ngọc Hoàng hay chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ nổi tiếng, có quy mô lớn, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Ngôi chùa này đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm trong chuyến công du Việt Nam năm 2016.
7. Nhà thờ Đức Bà. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic. Đây là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa nổi tiếng nhất của TP HCM.
8. Nhà thờ Tân Định. Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, nhà thờ Tân Định được xây dựng từ năm 1870 – 1876. Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque. Vẻ đẹp lộng lẫy cùng nước sơn màu hồng tươi khiến nhà thờ này trở thành địa điểm "sống ảo" được giới trẻ ưa chuộng.
9. Nhà thờ Huyện Sỹ. Nằm tại góc Nguyễn Trãi – Tôn Thất Tùng ở quận 1, nhà thờ Huyện Sỹ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Công trình được xây từ năm 1902–1905, mang phong cách kiến trúc Gothic.
10. Thánh đường Jamia Al-Musulman. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, thánh đường Jamia Al-Musulman được những tín đồ Hồi giáo đến từ miền Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng từ năm 1935. Công trình mang những đường nét kiến trúc hài hòa tinh tế, đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á.
11. Đền Bà Mariamman. Nằm ở số 45 Trương Định, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn đóng góp tiền xây dựng cách đây một thế kỷ. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Ấn Độ.
12. Thánh thất Sài Gòn. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thánh thất Sài Gòn được xây dựng năm 1999-2001, là công trình tôn giáo có quy mô lớn nhất của đạo Cao Đài ở TP HCM. Công trình được xây theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, có nhiều mảng trang trí sinh động, giàu màu sắc, phản ánh thế giới quan của đạo Cao Đài.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.