Nằm ở xã An Dân, huyện Tuy An, chùa Đá Trắng là một ngôi cổ tự nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Cho đến nay, người dân địa phương còn lưu truyền câu chuyện nhuốm màu tâm linh về vong hồn một vị tướng cưỡi ngựa trắng thường đi ngang qua chùa vào ban đêm.Giai thoại này gắn liền với hai câu chuyện lịch sử về cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Phú Yên thế kỷ 19. Câu chuyện đầu tiên có bối cảnh vào năm 1885, khi quan đại thần Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi và xuống chiếu Cần Vương.Thời điểm đó, các sĩ tử Phú Yên ra ngoài trường thi ở Bình Định để trổ tài. Nhận được lời kêu gọi của vua, họ nhất loạt bỏ lều chõng về tập hợp dưới lá cờ Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo.Căn cứ của nghĩa quân ở Phú Yên chính là chùa Đá Trắng. Một pháo đài được dựng trên ngọn núi nơi chùa tọa lạc, với hai khẩu thần công hướng ra vịnh Xuân Đài. Từ pháo đài này, các nghĩa sĩ đã ngăn được quân Pháp đổ bộ vào đất liền.Sau gần hai năm kiên cường chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt khi nguyên soái Lê Thành Phương trúng kế “điệu hổ ly sơn” của tên Việt gian Trần Bá Lộc, bị địch bắt và hành quyết. Dân gian kể rằng khi đầu ông vừa chạm đất, cũng là lúc Mặt Trời lên...Sau Cần Vương, chùa Đá Trắng lại trở thành trung tâm một cuộc khởi nghĩa khác. Cuộc khởi nghĩa này gắn với tên tuổi Võ Trứ, một nho sĩ quê Bình Định, người từng giúp Mai Xuân Thưởng chống Pháp. Việc không thành, ông ẩn náu tại các ngôi chùa ở Phú Yên để chờ thời.Nhờ lý tưởng và nhân cách của mình, Võ Trứ đã thuyết phục được nhiều tăng sĩ và sĩ phu theo mình để cùng chống Pháp. Trong số đó, nhà sư Như Ý (tức danh sĩ Trần Cao Vân) đã nhận lời làm tham mưu.Năm 1898, vùng Phú Yên bị thiên tai mất mùa, nhân dân nhiều nơi oán thán vì đói kém mà vẫn bị sưu thuế cao. Rằm tháng 7 năm đó, tranh thủ lúc dân chúng, Phật tử về dự lễ Vu lan tại chùa Đá Trắng, Võ Trứ đã kêu gọi mọi người khởi sự giành lấy chính quyền.Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này cũng không tránh khỏi thất bại nặng nề bởi quân Pháp quá mạnh và được trang bị vũ khí tối tân. Thực dân Pháp ra sức tàn sát nghĩa quân, biến chùa Đá Trắng thành một biển máu.Võ Trứ và Trần Cao Vân trốn thoát. Nhưng biết tin dân vùng bị đàn áp, khảo tra dã man, Võ Trứ đã ra nộp mạng để tránh gây thiệt hại cho nhân dân. Ông bị xử trảm, bêu đầu lên cọc tre để thị uy. Còn Trần Cao Vân tiếp tục lên đường tìm kế sách chống Pháp.Sau hai cuộc khởi nghĩa bi tráng, người dân xung quanh chùa Đá Trắng và các vị sư ở đây nhận thấy một sự lạ: Vào đêm khuya, thường thấy một vị tướng cưỡi ngựa trắng phi ngang qua chùa trong tiếng gươm giáo và bước chân như quân ra trận.Họ bảo rằng hồn thiêng của những nghĩa sĩ đã hi sinh thân mình cho đất nước vẫn còn quanh quẩn trên núi chùa để phù hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng...Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm dừng chân cho những phượt thủ | VTV Review.
Nằm ở xã An Dân, huyện Tuy An, chùa Đá Trắng là một ngôi cổ tự nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Cho đến nay, người dân địa phương còn lưu truyền câu chuyện nhuốm màu tâm linh về vong hồn một vị tướng cưỡi ngựa trắng thường đi ngang qua chùa vào ban đêm.
Giai thoại này gắn liền với hai câu chuyện lịch sử về cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Phú Yên thế kỷ 19. Câu chuyện đầu tiên có bối cảnh vào năm 1885, khi quan đại thần Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi và xuống chiếu Cần Vương.
Thời điểm đó, các sĩ tử Phú Yên ra ngoài trường thi ở Bình Định để trổ tài. Nhận được lời kêu gọi của vua, họ nhất loạt bỏ lều chõng về tập hợp dưới lá cờ Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo.
Căn cứ của nghĩa quân ở Phú Yên chính là chùa Đá Trắng. Một pháo đài được dựng trên ngọn núi nơi chùa tọa lạc, với hai khẩu thần công hướng ra vịnh Xuân Đài. Từ pháo đài này, các nghĩa sĩ đã ngăn được quân Pháp đổ bộ vào đất liền.
Sau gần hai năm kiên cường chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt khi nguyên soái Lê Thành Phương trúng kế “điệu hổ ly sơn” của tên Việt gian Trần Bá Lộc, bị địch bắt và hành quyết. Dân gian kể rằng khi đầu ông vừa chạm đất, cũng là lúc Mặt Trời lên...
Sau Cần Vương, chùa Đá Trắng lại trở thành trung tâm một cuộc khởi nghĩa khác. Cuộc khởi nghĩa này gắn với tên tuổi Võ Trứ, một nho sĩ quê Bình Định, người từng giúp Mai Xuân Thưởng chống Pháp. Việc không thành, ông ẩn náu tại các ngôi chùa ở Phú Yên để chờ thời.
Nhờ lý tưởng và nhân cách của mình, Võ Trứ đã thuyết phục được nhiều tăng sĩ và sĩ phu theo mình để cùng chống Pháp. Trong số đó, nhà sư Như Ý (tức danh sĩ Trần Cao Vân) đã nhận lời làm tham mưu.
Năm 1898, vùng Phú Yên bị thiên tai mất mùa, nhân dân nhiều nơi oán thán vì đói kém mà vẫn bị sưu thuế cao. Rằm tháng 7 năm đó, tranh thủ lúc dân chúng, Phật tử về dự lễ Vu lan tại chùa Đá Trắng, Võ Trứ đã kêu gọi mọi người khởi sự giành lấy chính quyền.
Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này cũng không tránh khỏi thất bại nặng nề bởi quân Pháp quá mạnh và được trang bị vũ khí tối tân. Thực dân Pháp ra sức tàn sát nghĩa quân, biến chùa Đá Trắng thành một biển máu.
Võ Trứ và Trần Cao Vân trốn thoát. Nhưng biết tin dân vùng bị đàn áp, khảo tra dã man, Võ Trứ đã ra nộp mạng để tránh gây thiệt hại cho nhân dân. Ông bị xử trảm, bêu đầu lên cọc tre để thị uy. Còn Trần Cao Vân tiếp tục lên đường tìm kế sách chống Pháp.
Sau hai cuộc khởi nghĩa bi tráng, người dân xung quanh chùa Đá Trắng và các vị sư ở đây nhận thấy một sự lạ: Vào đêm khuya, thường thấy một vị tướng cưỡi ngựa trắng phi ngang qua chùa trong tiếng gươm giáo và bước chân như quân ra trận.
Họ bảo rằng hồn thiêng của những nghĩa sĩ đã hi sinh thân mình cho đất nước vẫn còn quanh quẩn trên núi chùa để phù hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng...
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm dừng chân cho những phượt thủ | VTV Review.