Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895, là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Ngôi chùa được biết đến với phong cách kiến trúc kết hợp Á - Âu độc đáo cùng lịch sử gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. Đây sẽ là điểm đến không thể bỏ qua ở Cần Thơ dịp Tết Nguyên đán.Một ngôi chùa nổi tiếng khác của Cần Thơ là chùa Ông hay Quảng Triệu Hội Quán, tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều. Chùa khánh thành năm 1896, mang những nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa do người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng.Khái với hai ngôi chùa kể trên, chùa Khôsa Răngsây, tên Việt là chùa Viễn Quang, là một ngôi chùa mang phong cách Khmer lộng lẫy tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, quận Ninh Kiều. Đây là một địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng không chỉ của bà con Khmer mà cả người Việt quanh vùng.Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ thế kỷ 19. Đây được coi là nơi gìn giữ những giá trị tâm linh tiêu biểu của văn hóa sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.Ngoài các công trình tâm linh, còn nhiều điểm đến khác rất đáng ghé thăm ở Cần Thơ ngày Tết, tiêu biểu trong số đó là nhà cổ Bình Thủy. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ còn được gìn giữ đến nay.Họp từ mờ sáng trên đoạn sông Cái Răng cách bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ khoảng 4km, chợ nổi Cái Răng là một trong những khu chợ nổi đặc sắc nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu chợ này sẽ trở nên đặc biệt sôi động trong những ngày cận Tết.Nằm bên bờ sông Hậu, bến Ninh Kiều là địa danh du lịch, văn hóa hình thành từ thế kỷ 19 ở Cần Thơ. Ngày nay, nơi này đã được quy hoạch thành một công viên lớn với phong cảnh sông nước hữu tình. Mỗi dịp Tết đến, bến Ninh Kiều lại khoác lên mình một diện mạo rực rỡ khi khu chợ hoa Tết họp dọc theo bến này.Nằm bên bến Ninh Kiều ở trung tâm TP Cần Thơ, chợ Cần Thơ được xem là khu chợ cổ đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là địa điểm du xuân, mua sắm Tết không thể bỏ qua ở thành phố lớn nhất miền Tây.Năm mới cũng là dịp để ôn cố tri tân. Vì vậy, không có lý do gì để du khách bỏ qua Khám lớn Cần Thơ vào dịp Tết. Là một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố, Khám lớn Cần Thơ có lịch sử hình thành từ năm 1867, được mở rộng quy mô theo thời gian và trở thành nhà tù lớn nhất vùng Tây Nam Bộ thời chiến tranh Việt Nam.Một di tích nổi tiếng khác của Cần Thơ là Giàn Gừa, nằm ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền. Đây là nơi có một cây gừa 150 năm tuổi, phát triển rất nhiều chi, cành tạo thành giàn lớn với diện tích lên tới 3.000 mét vuông. Dưới tán cây này có miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ, một nữ thần linh thiêng theo quan niệm địa phương. Đây cũng là một căn cứ quan trọng của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895, là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Ngôi chùa được biết đến với phong cách kiến trúc kết hợp Á - Âu độc đáo cùng lịch sử gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. Đây sẽ là điểm đến không thể bỏ qua ở Cần Thơ dịp Tết Nguyên đán.
Một ngôi chùa nổi tiếng khác của Cần Thơ là chùa Ông hay Quảng Triệu Hội Quán, tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều. Chùa khánh thành năm 1896, mang những nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa do người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng.
Khái với hai ngôi chùa kể trên, chùa Khôsa Răngsây, tên Việt là chùa Viễn Quang, là một ngôi chùa mang phong cách Khmer lộng lẫy tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, quận Ninh Kiều. Đây là một địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng không chỉ của bà con Khmer mà cả người Việt quanh vùng.
Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ thế kỷ 19. Đây được coi là nơi gìn giữ những giá trị tâm linh tiêu biểu của văn hóa sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.
Ngoài các công trình tâm linh, còn nhiều điểm đến khác rất đáng ghé thăm ở Cần Thơ ngày Tết, tiêu biểu trong số đó là nhà cổ Bình Thủy. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ còn được gìn giữ đến nay.
Họp từ mờ sáng trên đoạn sông Cái Răng cách bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ khoảng 4km, chợ nổi Cái Răng là một trong những khu chợ nổi đặc sắc nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu chợ này sẽ trở nên đặc biệt sôi động trong những ngày cận Tết.
Nằm bên bờ sông Hậu, bến Ninh Kiều là địa danh du lịch, văn hóa hình thành từ thế kỷ 19 ở Cần Thơ. Ngày nay, nơi này đã được quy hoạch thành một công viên lớn với phong cảnh sông nước hữu tình. Mỗi dịp Tết đến, bến Ninh Kiều lại khoác lên mình một diện mạo rực rỡ khi khu chợ hoa Tết họp dọc theo bến này.
Nằm bên bến Ninh Kiều ở trung tâm TP Cần Thơ, chợ Cần Thơ được xem là khu chợ cổ đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là địa điểm du xuân, mua sắm Tết không thể bỏ qua ở thành phố lớn nhất miền Tây.
Năm mới cũng là dịp để ôn cố tri tân. Vì vậy, không có lý do gì để du khách bỏ qua Khám lớn Cần Thơ vào dịp Tết. Là một di tích lịch sử đặc biệt của thành phố, Khám lớn Cần Thơ có lịch sử hình thành từ năm 1867, được mở rộng quy mô theo thời gian và trở thành nhà tù lớn nhất vùng Tây Nam Bộ thời chiến tranh Việt Nam.
Một di tích nổi tiếng khác của Cần Thơ là Giàn Gừa, nằm ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền. Đây là nơi có một cây gừa 150 năm tuổi, phát triển rất nhiều chi, cành tạo thành giàn lớn với diện tích lên tới 3.000 mét vuông. Dưới tán cây này có miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ, một nữ thần linh thiêng theo quan niệm địa phương. Đây cũng là một căn cứ quan trọng của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 1975.