Vào tháng 3/1971, quân đội Tây Pakistan (nay là Pakistan) đã mở chiến dịch Đèn pha (Searchlight) nhằm dập tắt phong trào giành độc lập ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh), dẫn đến một sự kiện kinh hoàng của thế kỷ 20.Mục đích của Tây Pakistan là bình ổn tình hình trong một tháng. Dù vậy, mọi việc diễn ra không thuận lợi. Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là sự kháng cự mạnh mẽ hơn.Sau vài tháng bế tắc, giới chức quân sự Tây Pakistan đã quyết định áp dụng các biện pháp cực đoan giống như của thời Trung cổ: Thẳng tay giết những người không chịu khuất phục.Một cuộc diệt chủng đã được phát động. Máu người Đông Pakistan – chủ yếu là sắc tộc Bengal - đã thấm đẫm ở mọi nơi. Tại thủ phủ Dhaka, những người chống đối hoặc tình nghi chống đối bị trói vào từng nhóm và bị đẩy xuống sông.Thậm chí, nhiều người già và trẻ em, những đối tượng ít liên hệ với cuộc nổi dậy ở Đông Pakistan cũng chịu chung số phận bi thảm.Theo ước tính của các nhà sử học, tổng số người thiệt mạng do chiến dịch trấn áp của Tây Pakistan lên tới 1,5 triệu người.Không chỉ có vậy, hơn 200.000 phụ nữ địa phương đã bị những người lính phía Tây hãm hiếp, rất nhiều bé gái 12-13 đã bị ép làm nô lệ tình dục.Sau đó, nhờ sự viện trợ của Ấn Độ và Liên Xô, Đông Pakistan giành độc lập với tên gọi mới là Bangladesh. Cho đến nay, họ vẫn đấu tranh để giới chức Pakistan thừa nhận tội ác diệt chủng xảy ra nửa thế kỷ trước...Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Vào tháng 3/1971, quân đội Tây Pakistan (nay là Pakistan) đã mở chiến dịch Đèn pha (Searchlight) nhằm dập tắt phong trào giành độc lập ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh), dẫn đến một sự kiện kinh hoàng của thế kỷ 20.
Mục đích của Tây Pakistan là bình ổn tình hình trong một tháng. Dù vậy, mọi việc diễn ra không thuận lợi. Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là sự kháng cự mạnh mẽ hơn.
Sau vài tháng bế tắc, giới chức quân sự Tây Pakistan đã quyết định áp dụng các biện pháp cực đoan giống như của thời Trung cổ: Thẳng tay giết những người không chịu khuất phục.
Một cuộc diệt chủng đã được phát động. Máu người Đông Pakistan – chủ yếu là sắc tộc Bengal - đã thấm đẫm ở mọi nơi. Tại thủ phủ Dhaka, những người chống đối hoặc tình nghi chống đối bị trói vào từng nhóm và bị đẩy xuống sông.
Thậm chí, nhiều người già và trẻ em, những đối tượng ít liên hệ với cuộc nổi dậy ở Đông Pakistan cũng chịu chung số phận bi thảm.
Theo ước tính của các nhà sử học, tổng số người thiệt mạng do chiến dịch trấn áp của Tây Pakistan lên tới 1,5 triệu người.
Không chỉ có vậy, hơn 200.000 phụ nữ địa phương đã bị những người lính phía Tây hãm hiếp, rất nhiều bé gái 12-13 đã bị ép làm nô lệ tình dục.
Sau đó, nhờ sự viện trợ của Ấn Độ và Liên Xô, Đông Pakistan giành độc lập với tên gọi mới là Bangladesh. Cho đến nay, họ vẫn đấu tranh để giới chức Pakistan thừa nhận tội ác diệt chủng xảy ra nửa thế kỷ trước...
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.