Soi bóng xuống sông Cà Ty từ công viên trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc độc đáo và có lịch sử đặc biệt của thành phố biển nổi tiếng miền Trung.Tòa tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928. Do kinh tế suy thoái và chiến tranh nên việc thi công kéo dài đến năm 1934 công trình mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết.Người thiết kế tháp nước Phan Thiết chính là Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang. Đơn vị thi công tháp là nhà thầu Ưng Du.Về tổng thế, tháp cao 32 m, chia thành 2 phần. Phần chân tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m.Dọc theo chân tháp có những ô cửa chữ nhật trang trí hoa văn trang nhã.Phần lầu đài (bồn nước) có hình bát giác, cao 5 m, đường kính 9m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái lợp bằng ngói móc.Lầu đài có các dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet” – Nhà máy nước Phan Thiết) bao quanh, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu cách điệu trong một hình tròn.Ngày nay, tháp nước không còn tích nước nhưng vẫn được lưu giữ như một di tích lịch sử. Không gian trong chân tháp được tận dụng làm nhà kho.Từ chân tháp, có một cầu thang đứng bằng thép dẫn lên bồn nước.Cứ vào mỗi 7 giờ sáng và 5 giờ chiều, từ ngọn tháp nước cổ sẽ có tiếng còi hú như tiếng còi báo có máy bay thời chiến tranh.Sau hơn 80 năm lịch sử, Tháp nước Phan Thiết đã trở thành biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Bên cạnh đó, tháp cũng được coi là một chứng nhân cho mối quan hệ keo sơn Việt Lào.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Soi bóng xuống sông Cà Ty từ công viên trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc độc đáo và có lịch sử đặc biệt của thành phố biển nổi tiếng miền Trung.
Tòa tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928. Do kinh tế suy thoái và chiến tranh nên việc thi công kéo dài đến năm 1934 công trình mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết.
Người thiết kế tháp nước Phan Thiết chính là Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang. Đơn vị thi công tháp là nhà thầu Ưng Du.
Về tổng thế, tháp cao 32 m, chia thành 2 phần. Phần chân tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m.
Dọc theo chân tháp có những ô cửa chữ nhật trang trí hoa văn trang nhã.
Phần lầu đài (bồn nước) có hình bát giác, cao 5 m, đường kính 9m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái lợp bằng ngói móc.
Lầu đài có các dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet” – Nhà máy nước Phan Thiết) bao quanh, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu cách điệu trong một hình tròn.
Ngày nay, tháp nước không còn tích nước nhưng vẫn được lưu giữ như một di tích lịch sử. Không gian trong chân tháp được tận dụng làm nhà kho.
Từ chân tháp, có một cầu thang đứng bằng thép dẫn lên bồn nước.
Cứ vào mỗi 7 giờ sáng và 5 giờ chiều, từ ngọn tháp nước cổ sẽ có tiếng còi hú như tiếng còi báo có máy bay thời chiến tranh.
Sau hơn 80 năm lịch sử, Tháp nước Phan Thiết đã trở thành biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Bên cạnh đó, tháp cũng được coi là một chứng nhân cho mối quan hệ keo sơn Việt Lào.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.