Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 ngọn núi danh thắng (Ngũ Hành Sơn) thuộc phường Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tên đầy đủ của 5 ngọn núi danh thắng này là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, 5 ngọn núi nằm trong Ngũ Hành Sơn này còn có tên là núi Non Nước. Đây là 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên diện tích khoảng 2 km2.Theo Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, năm 1990, hệ thống núi Non Nước được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.Tam Thai là tên gọi khác của ngọn Thủy Sơn, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao 160 m. Do núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai (Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai). Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan.Thượng Thai là ngọn cao nhất (160 m) ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn. Trên núi có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm động Huyền Không,động Linh Nha...Ngọn Thủy Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai.Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm, tổ nghề là Huỳnh Bá Quát, tiên tổ của Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo.
Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 ngọn núi danh thắng (Ngũ Hành Sơn) thuộc phường Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tên đầy đủ của 5 ngọn núi danh thắng này là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, 5 ngọn núi nằm trong Ngũ Hành Sơn này còn có tên là núi Non Nước. Đây là 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên diện tích khoảng 2 km2.
Theo Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, năm 1990, hệ thống núi Non Nước được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Tam Thai là tên gọi khác của ngọn Thủy Sơn, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao 160 m. Do núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai (Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai). Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan.
Thượng Thai là ngọn cao nhất (160 m) ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn. Trên núi có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm động Huyền Không,động Linh Nha...
Ngọn Thủy Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai.
Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm, tổ nghề là Huỳnh Bá Quát, tiên tổ của Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo.