Quận Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng hiện là quận có ít phường nhất Việt Nam, chỉ với 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Quý và Hòa Hải. Quận được thành lập năm 1997. Trên địa bàn quận có danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng, tên gọi Ngũ Hành Sơn có từ năm Minh Mạng thứ 18 (1837), khi vua Minh Mạng đặt tên lần lượt cho các ngọn núi ở đây là Kim Sơn - Mộc Sơn - Thủy Sơn - Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) - Thổ Sơn. Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng.Cuối năm 2018, danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng gần 10 km về hướng đông nam, Ngũ Hành Sơn có cảnh quan đẹp, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kinh tế... Ảnh: Andreas Verginer.Huyền Không là một trong những thạch động đẹp nhất ở Ngũ Hành Sơn. Nơi đây như chiếc chuông úp sấp, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài bằng những lỗ hổng tự nhiên, đón ánh sáng từ trên cao soi rọi xuống. Trên vách động có thạch nhũ chảy dài, tạo thành nhiều hình tượng kỳ thú. Trong thạch động Huyền Không có tượng Phật Thích Ca, Kim Cang hộ pháp, Trang Nghiêm tự... Ảnh: Vivere On The Road.Năm 2017, quần thể 7 cây (4 loài) cổ thụ tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh là Cây Di sản. Theo trang TTĐT quận Ngũ Hành Sơn, đó là cây đa sộp hơn 610 tuổi phía sau chùa Linh Ứng, cụm 3 cây bồ kết 160-210 tuổi ở lối vào động Tàng Chơn, cụm 2 cây bàng 240-350 tuổi trước chùa Tam Thai, và cây thị hơn 205 tuổi sau lưng chùa Tam Thai. Ảnh: Báo Đà Nẵng.Tại quận Ngũ Hành Sơn có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, được giới thiệu là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam có nội dung trưng bày độc đáo như vậy. Nơi đây hiện lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo, kết tinh các giá trị đặc sắc như tượng Phật, chuông đồng, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng... Ảnh: Minh Hoàng.Tại quận Ngũ Hành Sơn có làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nổi tiếng. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, làng nghề được hình thành vào khoảng thế kỷ 17, hiện những người thợ ở đây dùng cả công cụ thủ công lẫn máy cơ giới để điêu khắc đá. Trong ảnh là biểu tượng Cá chép hóa Rồng bên bờ sông Hàn của Đà Nẵng, là một sản phẩm đặc sắc của làng đá Non Nước. Ảnh: B_ellb_ell.Đầu năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích Ngũ Hành Sơn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương. Trong ảnh là mùa lễ hội vào năm 2019. Ảnh: Chí Toàn.
Quận Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng hiện là quận có ít phường nhất Việt Nam, chỉ với 4 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Quý và Hòa Hải. Quận được thành lập năm 1997. Trên địa bàn quận có danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng, tên gọi Ngũ Hành Sơn có từ năm Minh Mạng thứ 18 (1837), khi vua Minh Mạng đặt tên lần lượt cho các ngọn núi ở đây là Kim Sơn - Mộc Sơn - Thủy Sơn - Hỏa Sơn (gồm Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) - Thổ Sơn. Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng.
Cuối năm 2018, danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng gần 10 km về hướng đông nam, Ngũ Hành Sơn có cảnh quan đẹp, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kinh tế... Ảnh: Andreas Verginer.
Huyền Không là một trong những thạch động đẹp nhất ở Ngũ Hành Sơn. Nơi đây như chiếc chuông úp sấp, vòm động tiếp xúc với không gian bên ngoài bằng những lỗ hổng tự nhiên, đón ánh sáng từ trên cao soi rọi xuống. Trên vách động có thạch nhũ chảy dài, tạo thành nhiều hình tượng kỳ thú. Trong thạch động Huyền Không có tượng Phật Thích Ca, Kim Cang hộ pháp, Trang Nghiêm tự... Ảnh: Vivere On The Road.
Năm 2017, quần thể 7 cây (4 loài) cổ thụ tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh là Cây Di sản. Theo trang TTĐT quận Ngũ Hành Sơn, đó là cây đa sộp hơn 610 tuổi phía sau chùa Linh Ứng, cụm 3 cây bồ kết 160-210 tuổi ở lối vào động Tàng Chơn, cụm 2 cây bàng 240-350 tuổi trước chùa Tam Thai, và cây thị hơn 205 tuổi sau lưng chùa Tam Thai. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
Tại quận Ngũ Hành Sơn có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, được giới thiệu là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam có nội dung trưng bày độc đáo như vậy. Nơi đây hiện lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo, kết tinh các giá trị đặc sắc như tượng Phật, chuông đồng, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng... Ảnh: Minh Hoàng.
Tại quận Ngũ Hành Sơn có làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nổi tiếng. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, làng nghề được hình thành vào khoảng thế kỷ 17, hiện những người thợ ở đây dùng cả công cụ thủ công lẫn máy cơ giới để điêu khắc đá. Trong ảnh là biểu tượng Cá chép hóa Rồng bên bờ sông Hàn của Đà Nẵng, là một sản phẩm đặc sắc của làng đá Non Nước. Ảnh: B_ellb_ell.
Đầu năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích Ngũ Hành Sơn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương. Trong ảnh là mùa lễ hội vào năm 2019. Ảnh: Chí Toàn.