Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo.Tục thờ này gắn với một giai thoại đã được các nhà nghiên cứu văn hóa ghi lại. Theo đó, ngày xưa, ở vùng Long Tuyền có một phụ nữ tên Bé sống một mình. Chồng đăng lính triều Nguyễn đi trấn giữ vùng biên cương.Trước khi chia tay vợ, người lính đốt hương đứng trước một gốc đại thụ khấn xin Thành Hoàng, thổ địa bảo trợ người vợ trẻ để ông ta yên tâm làm nhiệm vụ với đất nước. Một con hổ đã tu lâu năm, tính hiền và tinh khôn như người, nấp sau gốc đại thụ nghe lời khấn.Một đêm nọ, con hổ nghe tiếng bà Bé rên rỉ đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy thẳng đến nhà một bà mụ. Bà mụ đang ngủ mơ màng, mở mắt ra trông thấy con hổ sợ quá ngất xỉu.Hổ tha bà mụ đến tận cửa nhà bà Bé. Khi tỉnh dậy, bà mụ quáng quàng chạy vào nhà bà Bé và phát hiện bà Bé cần cứu giúp. Bà mụ đã giúp bà Bé vượt cạn thành công trong cơn thập tử nhất sinh.Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa ra, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân. Trên thân heo đầy vết móng hổ. Sực nhớ diễn biến đêm qua, bà mụ biết, con hổ đã bắt heo trả lễ.Cho rằng đó là hổ thần bảo vệ dân làng, bà mụ và bà Bé cùng dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Người ta tin rằng, ngôi miếu này chính là tiền thân của đình Bình Thủy ngày nay.Ngoài ra, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ.Ở đình Bình Thủy hiện nay có hai khu vực thờ hổ. Một ở ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên đình. Một là bộ da được lưu giữ trong điện thờ.Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên: Tôn trọng tự nhiên và đối xử với tự nhiên như đối xử với con người. (Bài có sử dụng tư liệu từ Báo Cần Thơ).Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo.
Tục thờ này gắn với một giai thoại đã được các nhà nghiên cứu văn hóa ghi lại. Theo đó, ngày xưa, ở vùng Long Tuyền có một phụ nữ tên Bé sống một mình. Chồng đăng lính triều Nguyễn đi trấn giữ vùng biên cương.
Trước khi chia tay vợ, người lính đốt hương đứng trước một gốc đại thụ khấn xin Thành Hoàng, thổ địa bảo trợ người vợ trẻ để ông ta yên tâm làm nhiệm vụ với đất nước. Một con hổ đã tu lâu năm, tính hiền và tinh khôn như người, nấp sau gốc đại thụ nghe lời khấn.
Một đêm nọ, con hổ nghe tiếng bà Bé rên rỉ đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy thẳng đến nhà một bà mụ. Bà mụ đang ngủ mơ màng, mở mắt ra trông thấy con hổ sợ quá ngất xỉu.
Hổ tha bà mụ đến tận cửa nhà bà Bé. Khi tỉnh dậy, bà mụ quáng quàng chạy vào nhà bà Bé và phát hiện bà Bé cần cứu giúp. Bà mụ đã giúp bà Bé vượt cạn thành công trong cơn thập tử nhất sinh.
Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa ra, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân. Trên thân heo đầy vết móng hổ. Sực nhớ diễn biến đêm qua, bà mụ biết, con hổ đã bắt heo trả lễ.
Cho rằng đó là hổ thần bảo vệ dân làng, bà mụ và bà Bé cùng dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Người ta tin rằng, ngôi miếu này chính là tiền thân của đình Bình Thủy ngày nay.
Ngoài ra, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ.
Ở đình Bình Thủy hiện nay có hai khu vực thờ hổ. Một ở ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên đình. Một là bộ da được lưu giữ trong điện thờ.
Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên: Tôn trọng tự nhiên và đối xử với tự nhiên như đối xử với con người. (Bài có sử dụng tư liệu từ Báo Cần Thơ).
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.