Thông tin cho biết, các nhà khảo cổ học phát hiện miếu Song Thánh Bảo Sơn ở núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ngôi mộ cổ này ước chừng rộng 3m, sâu 1,3m. Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, tấm bia to hơn ở bên trái khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, tấm bên phải nhỏ hơn một chút khắc chữ “Thông Thiên Đại Thánh”. Bên trong mộ còn tìm thấy gậy sắt dài được cho là gậy như ý và vòng kim cô.
Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh.
Tác phầm "Tây Du Ký" nổi tiếng từ năm 1986, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại. Nhưng ngay khi lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện tại Trung Quốc, một cuộc tranh cãi đã nổ ra, phải chăng đây không chỉ đơn thuần là một nhân vật hư cấu?
Theo phân tích từ các nhà khảo cổ thì thời gian xuất hiện ngôi mộ này sớm hơn so với sự ra đời của tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân hơn hai 200 năm. Những điều này khiến các nhà khảo cổ đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ Tôn Ngộ Không thật sự tồn tại? Và Ngô Thừa Ân là người dựa theo truyền thuyết về “Tề Thiên Đại Thánh” để viết nên tác phẩm "Tây Du Ký"?
Khi tiến hành khai quật hai ngôi mộ và tiến hành giám định, các nhà khảo cổ đã nhận định rằng di tích này có niên đại từ thời nhà Nguyên. Hơn nữa quá trình mai táng rất chỉn chu, không có dấu vết bị người đời sau làm giả. Tác phẩm "Tây Du Ký" được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh. Vậy làm thế nào mà từ triều đại trước đó hơn hai thế kỷ là nhà Nguyên đã xuất hiện mộ táng của nhân vật này? Với lại trong tác phẩm "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không tu đắc đạo thành Đấu Chiến Thắng Phật, đã vượt qua luân hồi, đâu còn sự chết nữa để mai táng?
Qua quá trình dày công tìm hiểu, tra cứu tài liệu, giới chuyên gia phát hiện dưới thời nhà Nguyên có một văn nhân tên là Dương Cảnh Hiền từng sáng tác một bộ hý kịch cũng có tên là "Tây Du Ký". Trong tác phẩm này thì Tề Thiên Đại Thánh và em trai là Thông Thiên Đại Thánh là hai nhân vật dưới thời nhà Nguyên. Theo đó, Thông Thiên Đại Thánh đã kết hôn với công chúa của Kim Đỉnh và sinh con sau khi kết hôn.
Đặc biệt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một cây gậy dài hơn 7 mét làm bằng sắt nguyên chất trong ngôi mộ. Khó có thể đưa ra lời giải thích nào phù hợp hơn cho cây gậy này như giả thiết đây chính là cây gậy như ý - vũ khí của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký".
Trong ngôi mộ không có bộ xương nào, chỉ có một vài cổ vật có niên đại vào thời nhà Nguyên, nên nhiều chuyên gia tin rằng ngôi mộ này được xây cất bởi một người ái mộ tác phẩm "Tây Du Ký" của Dương Cảnh Hiền. Còn Ngô Thừa Ân sau này đã phát triển thành một tác phẩm "Tây Du Ký" được sản xuất thành một bộ phim năm 1986. Tất nhiên, đó cũng chỉ là một giả thuyết. Do thời gian bào mòn, rất nhiều thông tin của chủ nhân ngôi mộ đã mất đi, các nhà khảo cổ vẫn đang tích cực tìm thêm những dấu vết về hai vị Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh trong lăng mộ này.