Là dòng sông chính chảy qua TP HCM và gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố này, sông Sài Gòn là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam.Dòng sông này là một chi lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ rạch Chàm, thuộc địa phậ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Sông dài 256 km, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TP HCM trước khi hợp với sông Đồng Nai rồi đổ ra biển Đông. Sông chảy trên địa phận TP HCM với chiều dài 80 km.Ở từng địa phương, mỗi đoạn sông được người dân gọi bằng một cái tên khác nhau. Đoạn từ đầu nguồn đến gần chợ Thủ Dầu Một là sông Ngã Cái. Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa là sông Thủ Khúc. Đoạn từ cư xá Thanh Đa đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai có tên là sông Bến Nghé hay sông Sài Gòn.Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức mô tả về sông Bến Nghé như sau: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta, sông này vừa rộng lớn vừa trong sâu...”.“...Những tàu buôn và ghe thuyền sông biển trong và ngoài nước ra vào không ngớt, trông thấy đầu tàu nối liền, đuôi cột buồm chi chít, đủ biết đó là nơi đô hội”.Sông Bến Nghé chính là huyến mạch giao thông đường thủy phục vụ cho việc phát triển vùng đất Gia Định xưa. Với tầm quan trọng to lớn, hình ảnh dòng sông này đã được đúc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn với tên gọi “Ngưu Chữ giang”.Ngoài vai trò là thủy lộ quan trọng, sông Sài Gòn còn là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời phong kiến trong lịch sử nước Việt. Ngày 17/2/1859, sau khi tấn công 12 đồn dọc hai bờ sông và 3 cảng trên sông Sài Gòn, thực dân Pháp đã chiếm thành Gia Định .Từ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, hệ thống cảng theo kiểu châu Âu đã được phát triển với nhiều cảng lớn nằm dọc sông Sài Gòn. Các cảng này đã làm cho tầm quan trọng của dòng sông với nền kinh tế khu vực được nâng lên tầm cao mới.Để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn được an toàn, người Pháp đã cho xây bên bờ sông một cột cờ cao 30 mét, gọi là cột cờ Thủ Ngữ. Cột cờ này là nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trong trong lịch sử Sài Gòn - TP HCM.Cũng trong giai đoạn này, diện mạo đô thị hiện đại của Sài Gòn đã được hình thành dọc bờ Tây sông Sài Gòn với những đại lộ hướng ra bờ sông, công viên bên sông và nhiều công trình tráng lệ có tầm nhìn ra bờ sông.Vào ngày 5/6/1911 với tên mới Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, một cảng lớn trên sông Sài Gòn, khởi đầu một cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.Bước sang thế kỷ 21, hình ảnh những tòa nhà cao vút soi bóng xuống sông Sài Gòn đã trở thành biểu tượng về sự phát triển của TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Dòng sông lịch sử đang tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình của thành phố và đất nước khi một khu đô thị tầm vóc quốc tế hình thành trên bán đảo Thủ Thiêm ở bờ Đông...Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Là dòng sông chính chảy qua TP HCM và gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố này, sông Sài Gòn là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất Việt Nam.
Dòng sông này là một chi lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ rạch Chàm, thuộc địa phậ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Sông dài 256 km, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TP HCM trước khi hợp với sông Đồng Nai rồi đổ ra biển Đông. Sông chảy trên địa phận TP HCM với chiều dài 80 km.
Ở từng địa phương, mỗi đoạn sông được người dân gọi bằng một cái tên khác nhau. Đoạn từ đầu nguồn đến gần chợ Thủ Dầu Một là sông Ngã Cái. Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa là sông Thủ Khúc. Đoạn từ cư xá Thanh Đa đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai có tên là sông Bến Nghé hay sông Sài Gòn.
Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức mô tả về sông Bến Nghé như sau: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta, sông này vừa rộng lớn vừa trong sâu...”.
“...Những tàu buôn và ghe thuyền sông biển trong và ngoài nước ra vào không ngớt, trông thấy đầu tàu nối liền, đuôi cột buồm chi chít, đủ biết đó là nơi đô hội”.
Sông Bến Nghé chính là huyến mạch giao thông đường thủy phục vụ cho việc phát triển vùng đất Gia Định xưa. Với tầm quan trọng to lớn, hình ảnh dòng sông này đã được đúc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn với tên gọi “Ngưu Chữ giang”.
Ngoài vai trò là thủy lộ quan trọng, sông Sài Gòn còn là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời phong kiến trong lịch sử nước Việt. Ngày 17/2/1859, sau khi tấn công 12 đồn dọc hai bờ sông và 3 cảng trên sông Sài Gòn, thực dân Pháp đã chiếm thành Gia Định .
Từ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ, hệ thống cảng theo kiểu châu Âu đã được phát triển với nhiều cảng lớn nằm dọc sông Sài Gòn. Các cảng này đã làm cho tầm quan trọng của dòng sông với nền kinh tế khu vực được nâng lên tầm cao mới.
Để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn được an toàn, người Pháp đã cho xây bên bờ sông một cột cờ cao 30 mét, gọi là cột cờ Thủ Ngữ. Cột cờ này là nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trong trong lịch sử Sài Gòn - TP HCM.
Cũng trong giai đoạn này, diện mạo đô thị hiện đại của Sài Gòn đã được hình thành dọc bờ Tây sông Sài Gòn với những đại lộ hướng ra bờ sông, công viên bên sông và nhiều công trình tráng lệ có tầm nhìn ra bờ sông.
Vào ngày 5/6/1911 với tên mới Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, một cảng lớn trên sông Sài Gòn, khởi đầu một cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Bước sang thế kỷ 21, hình ảnh những tòa nhà cao vút soi bóng xuống sông Sài Gòn đã trở thành biểu tượng về sự phát triển của TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Dòng sông lịch sử đang tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình của thành phố và đất nước khi một khu đô thị tầm vóc quốc tế hình thành trên bán đảo Thủ Thiêm ở bờ Đông...
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.