Điêu Thuyền lần đầu xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa” được miêu tả là người con gái giỏi ca múa, kĩ năng giường chiếu điêu luyện, và không có điểm gì nổi bật nữa. Nhưng không thể phủ nhận nàng ta sở hữu một nhan sắc "chim sa cá lặn".Nếu không phải là mỹ nhân, sao Lã Bố có thể “nhìn không chớp mắt”, sau này lại tới Đổng Trác phải thốt lên rằng: “Thật đúng là thần tiên”. Chỉ từng ấy chi tiết thôi cũng đủ để hậu thế hình dung được vẻ đẹp tuyệt mỹ của Điêu Thuyền.Trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại, nhan sắc kiêu sa của nàng được ví là “bế nguyệt”. Từ những sự tích về Điêu Thuyền, có thể thấy nàng thâm minh đại nghĩa, cơ chí hơn người, là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ nhất trong “Tam quốc diễn nghĩa”.Là người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc, nhưng những câu chuyện về thân thế của Điêu Thuyền lại rất ít. Trong tác phẩm “Tiểu Thuyết cựu văn sao” của Lỗ Tấn có bài văn thất truyền là “Hán Thư Thông Chí” có ghi chép: "Khi Tào Tháo chưa đạt được nguyện vọng, muốn lôi kéo Đổng Trác, đã dùng Điêu Thuyền để dụ dỗ". Nếu như vậy thì Điêu Thuyền được Tào Tháo dâng tặng cho Đổng Trác, nhưng xét về hành động của Tào Thào với Đổng Trác và người khác thì giả thuyết này không đáng tin.Quan điểm phổ biến nhất hiện nay đó là trong lịch sử không có người nào là Điêu Thuyền. Hình tượng Điêu Thuyền thực chất hoàn toàn là sản phẩm hư cấu nghệ thuật từ thời Tống Nguyên. Có thể nói, đây là ý kiến chung của đại đa số những nhà nghiên cứu Tam Quốc Sử và “Tam Quốc diễn nghĩa”.Vì xét từ các tài liệu chính sử như “Tam Quốc Chí”, “Hậu Hán Thư”, chỉ có một câu thấp thoáng bóng dáng của Điêu Thuyền, ấy là “Lã Bố và Thị tì của Đổng Trác tư thông, sợ chuyện bị phát hiện, trong lòng bất an.” (Tam Quốc Chí/Lã Bố Truyện), ngay cả đến tên họ cũng không có, chỉ gọi là “Thị tì của Đổng Trác”. Tướng mạo ra sao, xuất thân thế nào, có liên quan gì với sự rạn nứt trong mối quan hệ của Lã Bố và Đổng Trác, trong chính sử đều không hề nhắc đến.Còn trong “Tam Quốc Chí bình hoạt”, Điêu Thuyền mới được nhắc đến đôi chút: “Bần Thiếp họ Nhiệm, tự Điêu Thuyền, gia trưởng là Lã Bố, từ khi đến Triệu Phủ thì thất lạc, đến nay vẫn chưa gặp lại…”Trong vở tạp kịch “Liên hoàn kế” thời Nguyên cũng có nhân vật Điêu Thuyền, nhân vật này tự giới thiệu về mình như sau: “Con của người không phải người ở đây, là nhân sỹ ở thôn Châu Mộc Nhĩ. Con gái của Nhậm Ngang, tự Hồng Xương. Vì Hán Linh Đế thay đổi cung nữ, tuyển con gái người vào cung, đưa cho mũ Điêu Thuyền vì thế đổi tên gọi là Điêu Thuyền.”La Quán Trung đã sử dụng những tư liệu trong sử sách, bình hoạt và tạp kịch, căn cứ vào tác phẩm, đã hư cấu làm mới hình tượng “Điêu Thuyền”, xây dựng hình tượng nhân vật nữ vô cùng tài tình khi thực hiện liên hoàn mỹ nhân kế, khiến cha con Đổng Trác, Lữ Bố trở thành kẻ thù.Xuất thân của Điêu Thuyền trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” từ thị tì trong phủ Đổng Trác đã được cải biến thành ca kỹ được nuôi lớn từ nhỏ trong phủ Tư Đồ Vương Doãn, hơn nữa lại là thị nữ thân tín của Vương Doãn, sau này là bước đệm vững chắc cho kế sách mỹ nhân kế của Vương Doãn.Thử nghĩ xem, nếu không có lai lịch như vậy, chỉ là ca kỹ bình thường được mua về, dường như không đủ thuần khiết để khiến Đổng Trác và Lã Bố ghen tuông vì cô, điều này thật khó tưởng tượng. Điêu Thuyền đã được khắc họa thêm nhiều tình tiết để hợp lý hóa sự rạn nứt giữa cha con Đổng Trác, Lã Bố. Đó chính là sự cải biến sáng tạo về quan hệ giữa các nhân vật, khiến cho vẻ đẹp, sự thông minh, sự nhanh trí của Điêu Thuyền đi sâu vào lòng người, trở thành nhân vật gây sóng gió liên quan mật thiết đến chính trị và lịch sử.
gjậ;Mời quý độc giả xem video: Vua Charles III chính thức kế vị ngai vàng. Nguồn: THĐT1.
Điêu Thuyền lần đầu xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa” được miêu tả là người con gái giỏi ca múa, kĩ năng giường chiếu điêu luyện, và không có điểm gì nổi bật nữa. Nhưng không thể phủ nhận nàng ta sở hữu một nhan sắc "chim sa cá lặn".
Nếu không phải là mỹ nhân, sao Lã Bố có thể “nhìn không chớp mắt”, sau này lại tới Đổng Trác phải thốt lên rằng: “Thật đúng là thần tiên”. Chỉ từng ấy chi tiết thôi cũng đủ để hậu thế hình dung được vẻ đẹp tuyệt mỹ của Điêu Thuyền.
Trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại, nhan sắc kiêu sa của nàng được ví là “bế nguyệt”. Từ những sự tích về Điêu Thuyền, có thể thấy nàng thâm minh đại nghĩa, cơ chí hơn người, là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ nhất trong “Tam quốc diễn nghĩa”.
Là người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc, nhưng những câu chuyện về thân thế của Điêu Thuyền lại rất ít. Trong tác phẩm “Tiểu Thuyết cựu văn sao” của Lỗ Tấn có bài văn thất truyền là “Hán Thư Thông Chí” có ghi chép: "Khi Tào Tháo chưa đạt được nguyện vọng, muốn lôi kéo Đổng Trác, đã dùng Điêu Thuyền để dụ dỗ". Nếu như vậy thì Điêu Thuyền được Tào Tháo dâng tặng cho Đổng Trác, nhưng xét về hành động của Tào Thào với Đổng Trác và người khác thì giả thuyết này không đáng tin.
Quan điểm phổ biến nhất hiện nay đó là trong lịch sử không có người nào là Điêu Thuyền. Hình tượng Điêu Thuyền thực chất hoàn toàn là sản phẩm hư cấu nghệ thuật từ thời Tống Nguyên. Có thể nói, đây là ý kiến chung của đại đa số những nhà nghiên cứu Tam Quốc Sử và “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Vì xét từ các tài liệu chính sử như “Tam Quốc Chí”, “Hậu Hán Thư”, chỉ có một câu thấp thoáng bóng dáng của Điêu Thuyền, ấy là “Lã Bố và Thị tì của Đổng Trác tư thông, sợ chuyện bị phát hiện, trong lòng bất an.” (Tam Quốc Chí/Lã Bố Truyện), ngay cả đến tên họ cũng không có, chỉ gọi là “Thị tì của Đổng Trác”. Tướng mạo ra sao, xuất thân thế nào, có liên quan gì với sự rạn nứt trong mối quan hệ của Lã Bố và Đổng Trác, trong chính sử đều không hề nhắc đến.
Còn trong “Tam Quốc Chí bình hoạt”, Điêu Thuyền mới được nhắc đến đôi chút: “Bần Thiếp họ Nhiệm, tự Điêu Thuyền, gia trưởng là Lã Bố, từ khi đến Triệu Phủ thì thất lạc, đến nay vẫn chưa gặp lại…”
Trong vở tạp kịch “Liên hoàn kế” thời Nguyên cũng có nhân vật Điêu Thuyền, nhân vật này tự giới thiệu về mình như sau: “Con của người không phải người ở đây, là nhân sỹ ở thôn Châu Mộc Nhĩ. Con gái của Nhậm Ngang, tự Hồng Xương. Vì Hán Linh Đế thay đổi cung nữ, tuyển con gái người vào cung, đưa cho mũ Điêu Thuyền vì thế đổi tên gọi là Điêu Thuyền.”
La Quán Trung đã sử dụng những tư liệu trong sử sách, bình hoạt và tạp kịch, căn cứ vào tác phẩm, đã hư cấu làm mới hình tượng “Điêu Thuyền”, xây dựng hình tượng nhân vật nữ vô cùng tài tình khi thực hiện liên hoàn mỹ nhân kế, khiến cha con Đổng Trác, Lữ Bố trở thành kẻ thù.
Xuất thân của Điêu Thuyền trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” từ thị tì trong phủ Đổng Trác đã được cải biến thành ca kỹ được nuôi lớn từ nhỏ trong phủ Tư Đồ Vương Doãn, hơn nữa lại là thị nữ thân tín của Vương Doãn, sau này là bước đệm vững chắc cho kế sách mỹ nhân kế của Vương Doãn.
Thử nghĩ xem, nếu không có lai lịch như vậy, chỉ là ca kỹ bình thường được mua về, dường như không đủ thuần khiết để khiến Đổng Trác và Lã Bố ghen tuông vì cô, điều này thật khó tưởng tượng. Điêu Thuyền đã được khắc họa thêm nhiều tình tiết để hợp lý hóa sự rạn nứt giữa cha con Đổng Trác, Lã Bố. Đó chính là sự cải biến sáng tạo về quan hệ giữa các nhân vật, khiến cho vẻ đẹp, sự thông minh, sự nhanh trí của Điêu Thuyền đi sâu vào lòng người, trở thành nhân vật gây sóng gió liên quan mật thiết đến chính trị và lịch sử.
gjậ;
Mời quý độc giả xem video: Vua Charles III chính thức kế vị ngai vàng. Nguồn: THĐT1.