Đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giúp đế chế Mông Cổ mở rộng bờ cõi lãnh thổ và trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất một thời.Đằng sau những cuộc chinh phạt thành công, đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng nhiễm vi rút viêm gan B (HBV).Kết quả nghiên cứu này mới được nhà di truyền học Eske Willerslev thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết.Ông Willerslev và các cộng sự đi đến kết luận trên sau khi nghiên cứu, kiểm tra bộ gen của 304 người sống trong khoảng thời gian từ 200 - 7.000 năm trước.Theo đó, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng về bệnh viêm gan B trong xương và răng của những bộ hài cốt được phát hiện ở các thảo nguyên châu Á bao gồm: Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Turkmenistan và Uzbekistan.Căn cứ vào kết quả kiểm tra, các chuyên gia nhận định vi rút viêm gan B (HBV) đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người Mông Cổ trong suốt hàng ngàn năm.Những người bị nhiễm HBV có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan.Đặc biệt, người nhiễm vi rút viêm gan B có nguy cơ ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm HBV.Thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia hy vọng kết quả nghiên cứu mới trên sẽ giúp tìm hiểu vi rút viêm gan B đã thay đổi như thế nào trong suốt hàng nghìn năm qua.Nhờ vậy, các chuyên gia, nhà khoa học có thể tìm ra hướng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) trong tương lai.Mời độc giả xem video: Bé tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B (nguồn: VTC14)
Đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giúp đế chế Mông Cổ mở rộng bờ cõi lãnh thổ và trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất một thời.
Đằng sau những cuộc chinh phạt thành công, đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng nhiễm vi rút viêm gan B (HBV).
Kết quả nghiên cứu này mới được nhà di truyền học Eske Willerslev thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết.
Ông Willerslev và các cộng sự đi đến kết luận trên sau khi nghiên cứu, kiểm tra bộ gen của 304 người sống trong khoảng thời gian từ 200 - 7.000 năm trước.
Theo đó, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng về bệnh viêm gan B trong xương và răng của những bộ hài cốt được phát hiện ở các thảo nguyên châu Á bao gồm: Nga, Kazakhstan, Trung Quốc, Turkmenistan và Uzbekistan.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, các chuyên gia nhận định vi rút viêm gan B (HBV) đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người Mông Cổ trong suốt hàng ngàn năm.
Những người bị nhiễm HBV có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan.
Đặc biệt, người nhiễm vi rút viêm gan B có nguy cơ ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm HBV.
Thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia hy vọng kết quả nghiên cứu mới trên sẽ giúp tìm hiểu vi rút viêm gan B đã thay đổi như thế nào trong suốt hàng nghìn năm qua.
Nhờ vậy, các chuyên gia, nhà khoa học có thể tìm ra hướng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) trong tương lai.
Mời độc giả xem video: Bé tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B (nguồn: VTC14)