Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân, quê Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ngoài ra, ông còn được mọi người gọi bằng nhiều tên khác như: Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ.Từ nhỏ, Bao Công nổi tiếng là người con hiếu thảo, sống mực thước, thông minh và hiếu học. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ và được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây).Do cha mẹ già yếu nên ông xin triều đình cho phép tạm hoãn việc nhậm chức để ở nhà làm tròn trách nhiệm của một người con. Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Thanh Thiên chính thức làm việc cho triều đình.Là vị quan thanh liêm, chính trực và sống giản dị, chuẩn mực nên Bao Công được mọi người yêu quý, tôn trọng. Tiếng lành đồn xa, vua Tống Nhân Tông (1010 – 1063) đã triệu Bao Công về kinh và giao cho những chức vụ quan trọng trong triều là: Trung thừa, Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, Thiên Chương các Thị chế...Năm 1062, Bao Công lâm bệnh. 13 ngày sau khi đổ bệnh, vị quan thanh liêm này qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Cái chết của Bao Công là mất mát to lớn đối với hoàng đế Tống Nhân Tông và dân chúng.Vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư, còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà. Điều này phần nào cho thấy nhà vua coi trọng, đánh giá cao tài năng và phẩm chất của Bao Công.Tuy nhiên, trong suốt nhiều thế kỷ sau, cái chết của Bao Công vẫn là một bí ẩn lớn. Không ai biết chính xác ông mắc bệnh gì mà qua đời sau 13 ngày đổ bệnh.Đặc biệt, sử sách có ghi chép về việc trong thời gian Bao Công lâm bệnh, vua Tống Nhân Tông đã ban "thuốc quý" nhưng không nói rõ là thuốc gì. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, Bao Công có thể đã mất mạng sau khi uống "thuốc quý" được nhà vua ban cho.Trước quan điểm này, một số chuyên gia cho rằng, vua Tống Nhân Tông không có động cơ để hạ độc Bao Công dưới vỏ bọc ban "thuốc quý". Bởi lẽ, trong những năm cuối đời, nhà vua đã phong cho Bao Công giữ chức Khu mật Phó sứ. Đây là chức quan cao nhất mà Bao Công từng đảm nhiệm.Khi Bao Công lâm bệnh nặng, vua Tống Nhân Tông không cần thiết phải “ban” thêm thuốc độc để đoạt mạng vị quan thanh liêm, chính trực và hết mực trung thành với triều đình. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.
Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân, quê Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ngoài ra, ông còn được mọi người gọi bằng nhiều tên khác như: Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ.
Từ nhỏ, Bao Công nổi tiếng là người con hiếu thảo, sống mực thước, thông minh và hiếu học. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ và được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây).
Do cha mẹ già yếu nên ông xin triều đình cho phép tạm hoãn việc nhậm chức để ở nhà làm tròn trách nhiệm của một người con. Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Thanh Thiên chính thức làm việc cho triều đình.
Là vị quan thanh liêm, chính trực và sống giản dị, chuẩn mực nên Bao Công được mọi người yêu quý, tôn trọng. Tiếng lành đồn xa, vua Tống Nhân Tông (1010 – 1063) đã triệu Bao Công về kinh và giao cho những chức vụ quan trọng trong triều là: Trung thừa, Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, Thiên Chương các Thị chế...
Năm 1062, Bao Công lâm bệnh. 13 ngày sau khi đổ bệnh, vị quan thanh liêm này qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Cái chết của Bao Công là mất mát to lớn đối với hoàng đế Tống Nhân Tông và dân chúng.
Vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư, còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà. Điều này phần nào cho thấy nhà vua coi trọng, đánh giá cao tài năng và phẩm chất của Bao Công.
Tuy nhiên, trong suốt nhiều thế kỷ sau, cái chết của Bao Công vẫn là một bí ẩn lớn. Không ai biết chính xác ông mắc bệnh gì mà qua đời sau 13 ngày đổ bệnh.
Đặc biệt, sử sách có ghi chép về việc trong thời gian Bao Công lâm bệnh, vua Tống Nhân Tông đã ban "thuốc quý" nhưng không nói rõ là thuốc gì. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, Bao Công có thể đã mất mạng sau khi uống "thuốc quý" được nhà vua ban cho.
Trước quan điểm này, một số chuyên gia cho rằng, vua Tống Nhân Tông không có động cơ để hạ độc Bao Công dưới vỏ bọc ban "thuốc quý". Bởi lẽ, trong những năm cuối đời, nhà vua đã phong cho Bao Công giữ chức Khu mật Phó sứ. Đây là chức quan cao nhất mà Bao Công từng đảm nhiệm.
Khi Bao Công lâm bệnh nặng, vua Tống Nhân Tông không cần thiết phải “ban” thêm thuốc độc để đoạt mạng vị quan thanh liêm, chính trực và hết mực trung thành với triều đình. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.