Việc tồn tại cùng lúc hai thái hậu cùng buông rèm nhiếp chính là chuyện rất hiếm trong lịch sử. Trong lịch sử triều Thanh, khi Hàm Phong hoàng đế chết, Từ An thái hậu và Từ Hy thái hậu đã cùng nhau giúp ấu chúa Đồng Trị trị quốc.Rất nhiều người cho rằng Từ An thái hậu là người yếu đuối nhu nhược, thật thà không được thông minh nên không phải là đối thủ của Từ Hy thái hậu.Trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Thái hậu Từ An không những là người phụ nữ vô cùng thông minh mà còn là người vô cùng đức hạnh và bản lĩnh. Điều này hoàn toàn được chứng minh bởi sự yêu thương và sủng ái của hoàng đế Hàm Phong dành cho bà.Thứ nhất: Đứng ở vị trí trung cung hoàng hậu, tuy bà không có con nhưng vẫn đắc sủng. Đầu tháng 2 năm thứ hai Hàm Phong tức năm 1852, Hàm Phong đế đã tấn phong cho vợ mình là Nỗ Hỗ Lộc Thị là Trinh Tần.Tháng 5 cùng năm, tiếp tục tấn phong bà làm Trinh quý phi và đến tháng 6 bà được phong làm trung cung hoàng hậu khi đó Từ An thái hậu mới vừa tròn 16 tuổi.Điều này chứng tỏ hoàng hậu Nỗ Hỗ Lộc Thị có vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim của hoàng đế Hàm Phong. Tuy bà không sinh được con cho hoàng thượng nhưng không vì thế mà bà bị thất sủng.Đây không chỉ là việc được sủng ái bình thường của một bậc đế vương dành cho phi tần của mình mà nó chứa đựng cả một tình yêu bao la và sự tôn trọng.Hoàng hậu Nỗ Hỗ Lộc Thị sinh ra trong một gia đình danh giá Mãn Châu. Bà lọt mắt xanh của hoàng đế Hàm Phong không phải chỉ vì vẻ đẹp thanh tú, đoan trang mà chủ yếu bà nổi tiếng thiên hạ về đức hạnh, nho nhã thanh cao. Đây là những phẩm chất rất phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức phong kiến. Dưới sự cai quản hậu cung của bà, kẻ trên người dưới luôn kính trọng bà.Thứ hai: Từ An thái hậu là người không tham quyền nhưng lại rất có trách nhiệm trong công việc. Sau khi Hàm Phong hoàng đế qua đời, bà được phong là Mẫu hậu thái hậu, cùng Từ Hy là Thánh mẫu thái hậu buông rèm nhiếp chính. Theo quy định của nhà Thanh, Từ Hy làm gì vẫn cần phải xin phép và được phép của Từ An thái hậu mới được làm.Từ An là người trọng hiền tài, Từ Hy ngược lại yêu quyền lực. Tuy sở thích và quan điểm không giống nhau nhưng chỉ cần ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích chung của triều đình Từ An thái hậu vẫn đồng ý với mọi ý kiến của Từ Hy. Điển hình là vụ xử đại thái giám thân tín của Từ Hy, thái giám An Đức Hải.Thái giám An Đứa Hải lợi dựng sự tín nhiệm và sủng ái của Từ Hy thái hậu không chỉ tham tiền mà còn huênh hoang hống hách. Thấy vậy, Từ An thái hậu đã không dung túng mà lập mưu xử tử An Đức Hải khiến Đồng Trị hoàng đế và các quần thân vô cùng ủng hộ. Nhưng cũng chính việc làm gián tiếp răn dạy Từ Hy thái hậu. Tuy Từ An thái hậu là người hiền lành đức độ nhưng không phải là người đàn bà yếu đuối, nhu nhược có thể bất nạt được.Vì lợi ích của giang sơn nhà Thanh, bà đã dùng danh nghĩa và sự uy nghiêm của một mẫu hậu thái hậu trị tội một đại thái giám của Từ Hy thái hậu chứng tỏ bà là người rất bản lĩnh. Chỉ ra tay lúc nào cần phải ra tay, đã ra tay thì còn cao hơn cả Từ Hy thái hậu. Điều này chứng tỏ rằng Từ An thái hậu không ra tay chứ đã ra tay thì còn cao tay hơn cả Từ Hy thái hậu chỉ có điều bà không phải là người tham vọng quyền lực.Thứ ba: Từ An thái hậu có thể kiềm chế được bản tính tham lam của Từ Hy. Nếu không có Từ An thái hậu bên cạnh chắc chắn Từ Hy sớm đã một tay che cả bầu trời. Khi Từ An thái hậu còn sống, Từ Hy vẫn bị kìm hãm nhiều, không dám lộng quyền. Sau khi Từ An thái hậu mất đi ,Từ Hy thái hậu như tháo được gông cùm, tự tung tự tác, thoải mái lộng hành. Chính điều này, hậu nhân luôn đặt ra nghi vấn cái chết của Từ An thái hậu có sự bày đặt sắp xếp với những âm mưu thủ đoạn đầy bẩn thỉu của Từ Hy thái hậu.
Việc tồn tại cùng lúc hai thái hậu cùng buông rèm nhiếp chính là chuyện rất hiếm trong lịch sử. Trong lịch sử triều Thanh, khi Hàm Phong hoàng đế chết, Từ An thái hậu và Từ Hy thái hậu đã cùng nhau giúp ấu chúa Đồng Trị trị quốc.
Rất nhiều người cho rằng Từ An thái hậu là người yếu đuối nhu nhược, thật thà không được thông minh nên không phải là đối thủ của Từ Hy thái hậu.
Trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Thái hậu Từ An không những là người phụ nữ vô cùng thông minh mà còn là người vô cùng đức hạnh và bản lĩnh. Điều này hoàn toàn được chứng minh bởi sự yêu thương và sủng ái của hoàng đế Hàm Phong dành cho bà.
Thứ nhất: Đứng ở vị trí trung cung hoàng hậu, tuy bà không có con nhưng vẫn đắc sủng. Đầu tháng 2 năm thứ hai Hàm Phong tức năm 1852, Hàm Phong đế đã tấn phong cho vợ mình là Nỗ Hỗ Lộc Thị là Trinh Tần.
Tháng 5 cùng năm, tiếp tục tấn phong bà làm Trinh quý phi và đến tháng 6 bà được phong làm trung cung hoàng hậu khi đó Từ An thái hậu mới vừa tròn 16 tuổi.
Điều này chứng tỏ hoàng hậu Nỗ Hỗ Lộc Thị có vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim của hoàng đế Hàm Phong. Tuy bà không sinh được con cho hoàng thượng nhưng không vì thế mà bà bị thất sủng.
Đây không chỉ là việc được sủng ái bình thường của một bậc đế vương dành cho phi tần của mình mà nó chứa đựng cả một tình yêu bao la và sự tôn trọng.
Hoàng hậu Nỗ Hỗ Lộc Thị sinh ra trong một gia đình danh giá Mãn Châu. Bà lọt mắt xanh của hoàng đế Hàm Phong không phải chỉ vì vẻ đẹp thanh tú, đoan trang mà chủ yếu bà nổi tiếng thiên hạ về đức hạnh, nho nhã thanh cao. Đây là những phẩm chất rất phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức phong kiến. Dưới sự cai quản hậu cung của bà, kẻ trên người dưới luôn kính trọng bà.
Thứ hai: Từ An thái hậu là người không tham quyền nhưng lại rất có trách nhiệm trong công việc. Sau khi Hàm Phong hoàng đế qua đời, bà được phong là Mẫu hậu thái hậu, cùng Từ Hy là Thánh mẫu thái hậu buông rèm nhiếp chính. Theo quy định của nhà Thanh, Từ Hy làm gì vẫn cần phải xin phép và được phép của Từ An thái hậu mới được làm.
Từ An là người trọng hiền tài, Từ Hy ngược lại yêu quyền lực. Tuy sở thích và quan điểm không giống nhau nhưng chỉ cần ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích chung của triều đình Từ An thái hậu vẫn đồng ý với mọi ý kiến của Từ Hy. Điển hình là vụ xử đại thái giám thân tín của Từ Hy, thái giám An Đức Hải.
Thái giám An Đứa Hải lợi dựng sự tín nhiệm và sủng ái của Từ Hy thái hậu không chỉ tham tiền mà còn huênh hoang hống hách. Thấy vậy, Từ An thái hậu đã không dung túng mà lập mưu xử tử An Đức Hải khiến Đồng Trị hoàng đế và các quần thân vô cùng ủng hộ. Nhưng cũng chính việc làm gián tiếp răn dạy Từ Hy thái hậu. Tuy Từ An thái hậu là người hiền lành đức độ nhưng không phải là người đàn bà yếu đuối, nhu nhược có thể bất nạt được.
Vì lợi ích của giang sơn nhà Thanh, bà đã dùng danh nghĩa và sự uy nghiêm của một mẫu hậu thái hậu trị tội một đại thái giám của Từ Hy thái hậu chứng tỏ bà là người rất bản lĩnh. Chỉ ra tay lúc nào cần phải ra tay, đã ra tay thì còn cao hơn cả Từ Hy thái hậu. Điều này chứng tỏ rằng Từ An thái hậu không ra tay chứ đã ra tay thì còn cao tay hơn cả Từ Hy thái hậu chỉ có điều bà không phải là người tham vọng quyền lực.
Thứ ba: Từ An thái hậu có thể kiềm chế được bản tính tham lam của Từ Hy. Nếu không có Từ An thái hậu bên cạnh chắc chắn Từ Hy sớm đã một tay che cả bầu trời. Khi Từ An thái hậu còn sống, Từ Hy vẫn bị kìm hãm nhiều, không dám lộng quyền. Sau khi Từ An thái hậu mất đi ,Từ Hy thái hậu như tháo được gông cùm, tự tung tự tác, thoải mái lộng hành. Chính điều này, hậu nhân luôn đặt ra nghi vấn cái chết của Từ An thái hậu có sự bày đặt sắp xếp với những âm mưu thủ đoạn đầy bẩn thỉu của Từ Hy thái hậu.