Trước khi trở thành người đứng đầu nước Đức, trùm phát xít Hitler khao khát trở thành một họa sĩ. Theo đó, gã đã đến Vienna, Áo để theo đuổi giấc mơ. Do rất thích hội họa nên y từng nộp đơn xin học ở Học viện nghệ thuật Vienna 2 lần nhưng đều bị từ chối.Trong khoảng thời gian từ năm 1910 - 1911, Hitler được cho là đã vẽ khoảng 720 bức tranh lẫn ký họa. Y cũng đem bán một số bản sao chép từ tranh ảnh bưu thiếp cho du khách để trang trải cuộc sống.Tuy nhiên, những bức tranh cho nhà độc tài Hitler vẽ không được các chuyên gia nghệ thuật đánh giá cao. Những tác phẩm của y được nhận xét là tầm thường, không có giá trị nghệ thuật.Vì vậy, sau vài năm theo đuổi giấc mơ họa sĩ nhưng không có kết quả, Hitler từ bỏ và tham gia Thế chiến 1. Sau khi chiến tranh kết thúc, gã dấn thân vào chính trường Đức và từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực, trở thành người đứng đầu quốc gia này từ năm 1933 - 1945.Vào cuối tháng 4/1945, Hitler tự sát trong hầm ngầm ở Berlin. Nhiều thập kỷ sau khi trùm phát xít chết, một số bức tranh do y vẽ được đem bán đấu giá. Việc bán những tác phẩm của Hitler dẫn tới một số tranh cãi nhưng vẫn có một số nhà sưu tầm sẵn sàng bỏ số tiền lớn để sở hữu chúng.Trong đó, vào tháng 9/2009, 3 bức tranh màu nước do Hitler vẽ được đem bán đấu giá tại thành phố Nuremberg, Đức với tổng số tiền là 42.000 Euro (khoảng 60.000 USD). Ba bức tranh này đều vẽ cảnh nông thôn với những ngôi nhà tranh, cối xay và nhà thờ.Tháng 11/2014, bức tranh màu nước vẽ tòa thị chính của Munich, thủ phủ bang Bayern, xứ Bavaria vào năm 1914 của Hitler được bán với giá 190.000 USD trong một buổi đấu giá diễn ra tại thành phố Nuremberg (Đức).Vào tháng 6/2015, 14 bức vẽ sơn nước của trùm phát xít Hitler được đem bán đấu giá ở Đức. Chúng đã được bán với mức giá 400.000 Euro (khoảng 450.000 USD).Tuy nhiên, trong phiên đấu giá ngày 9/2/2019, 5 bức tranh của trùm phát xít Hitler không có người mua. Công ty đấu giá Weidler cho hay những tác phẩm hội họa này có thể được bán trong các phiên đấu giá khác.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Trước khi trở thành người đứng đầu nước Đức, trùm phát xít Hitler khao khát trở thành một họa sĩ. Theo đó, gã đã đến Vienna, Áo để theo đuổi giấc mơ. Do rất thích hội họa nên y từng nộp đơn xin học ở Học viện nghệ thuật Vienna 2 lần nhưng đều bị từ chối.
Trong khoảng thời gian từ năm 1910 - 1911, Hitler được cho là đã vẽ khoảng 720 bức tranh lẫn ký họa. Y cũng đem bán một số bản sao chép từ tranh ảnh bưu thiếp cho du khách để trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, những bức tranh cho nhà độc tài Hitler vẽ không được các chuyên gia nghệ thuật đánh giá cao. Những tác phẩm của y được nhận xét là tầm thường, không có giá trị nghệ thuật.
Vì vậy, sau vài năm theo đuổi giấc mơ họa sĩ nhưng không có kết quả, Hitler từ bỏ và tham gia Thế chiến 1. Sau khi chiến tranh kết thúc, gã dấn thân vào chính trường Đức và từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực, trở thành người đứng đầu quốc gia này từ năm 1933 - 1945.
Vào cuối tháng 4/1945, Hitler tự sát trong hầm ngầm ở Berlin. Nhiều thập kỷ sau khi trùm phát xít chết, một số bức tranh do y vẽ được đem bán đấu giá. Việc bán những tác phẩm của Hitler dẫn tới một số tranh cãi nhưng vẫn có một số nhà sưu tầm sẵn sàng bỏ số tiền lớn để sở hữu chúng.
Trong đó, vào tháng 9/2009, 3 bức tranh màu nước do Hitler vẽ được đem bán đấu giá tại thành phố Nuremberg, Đức với tổng số tiền là 42.000 Euro (khoảng 60.000 USD). Ba bức tranh này đều vẽ cảnh nông thôn với những ngôi nhà tranh, cối xay và nhà thờ.
Tháng 11/2014, bức tranh màu nước vẽ tòa thị chính của Munich, thủ phủ bang Bayern, xứ Bavaria vào năm 1914 của Hitler được bán với giá 190.000 USD trong một buổi đấu giá diễn ra tại thành phố Nuremberg (Đức).
Vào tháng 6/2015, 14 bức vẽ sơn nước của trùm phát xít Hitler được đem bán đấu giá ở Đức. Chúng đã được bán với mức giá 400.000 Euro (khoảng 450.000 USD).
Tuy nhiên, trong phiên đấu giá ngày 9/2/2019, 5 bức tranh của trùm phát xít Hitler không có người mua. Công ty đấu giá Weidler cho hay những tác phẩm hội họa này có thể được bán trong các phiên đấu giá khác.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.