1. Lịch Dương (lịch Gregorian) - Ngày 1 tháng 1. Lịch này là tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tên gọi lịch Gregorian được đặt theo tên Giáo hoàng Gregory XIII, người đề xướng sử dụng bộ lịch này vào thế kỷ 20.
Ảnh: Pinterest. 2. Tết Nguyên Đán (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore...) - cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Đây là ngày quan trọng nhất trong năm của các quốc gia Đông Á với các phong tục đón năm mới như sum họp gia đình, thăm viếng, cúng tổ tiên.
Ảnh: Pinterest. 3. Songkran (Thái Lan) - 13-15 tháng 4. Còn được gọi là Tết Thái, dịp này đánh dấu năm mới theo lịch Phật giáo truyền thống của Thái Lan. Lễ hội té nước là biểu tượng của sự thanh lọc và cầu chúc may mắn trong lễ Songkran.
Ảnh: Pinterest. 4. Nowruz (Ba Tư/Iran) - 20 hoặc 21 tháng 3. Năm mới theo lịch Ba Tư diễn ra vào ngày Xuân phân. Ngày lễ này được tổ chức bởi người Iran, người Kurd và các dân tộc vùng Trung Á.
Ảnh: Pinterest. 5. Rosh Hashanah (Do Thái) - Tháng 9 hoặc tháng 10. Năm mới theo lịch Do Thái thường diễn ra trong 2 ngày. Đây là thời điểm cầu nguyện, suy ngẫm và bắt đầu 10 ngày sám hối.
Ảnh: Pinterest. 6. Diwali (Ấn Độ và một số khu vực chịu ảnh hưởng ở Hindu giáo) - Tháng 10 hoặc 11. Trong nhiều truyền thống Hindu, năm mới bắt đầu từ ngày Diwali. Đây được coi là ngày lễ của ánh sáng, tượng trưng cho chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối.
Ảnh: Pinterest. 7. Lịch Hồi giáo (Hijri) – Ngày Năm Mới thay đổi theo từng năm Dương lịch.
Ngày 1 Muharram đánh dấu năm mới theo lịch Hồi giáo, dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Do 1 năm lịch Hồi giáo có 354 ngày, vì vậy mỗi năm ngày 1 Muharram lại lệch thêm so với lịch Dương 11-12 ngày. Ảnh: Pinterest. 8. Năm mới Bali (Nyepi) - Tháng 3. Theo lịch Saka của người Bali, năm mới bắt đầu bằng ngày Nyepi – "Ngày Tĩnh Lặng". Vào ngày này, người dân dành cả ngày để thiền định và tránh các hoạt động.
Ảnh: Pinterest. 9. Lịch Ethiopia - 11 hoặc 12 tháng 9 (Enkutatash). Năm mới Ethiopia dựa trên lịch Coptic, vào tháng 9. Ngày này đánh dấu kết thúc mùa mưa và bắt đầu một mùa mới theo quan niệm của cư dân bản địa.
Ảnh: Pinterest. 10. Lịch Thái Bình Dương (các đảo Polynesia) - Tháng 11 hoặc 12. Năm mới của cư dân bản địa Polynesia diễn ra khi các hoạt động nông nghiệp thường niên hoàn tất. Dịp này gắn liền với lễ hội và nghi thức truyền thống đặc sắc. Ảnh: Pinterest.
1. Lịch Dương (lịch Gregorian) - Ngày 1 tháng 1. Lịch này là tiêu chuẩn quốc tế, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tên gọi lịch Gregorian được đặt theo tên Giáo hoàng Gregory XIII, người đề xướng sử dụng bộ lịch này vào thế kỷ 20.
Ảnh: Pinterest.
2. Tết Nguyên Đán (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore...) - cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Đây là ngày quan trọng nhất trong năm của các quốc gia Đông Á với các phong tục đón năm mới như sum họp gia đình, thăm viếng, cúng tổ tiên.
Ảnh: Pinterest.
3. Songkran (Thái Lan) - 13-15 tháng 4. Còn được gọi là Tết Thái, dịp này đánh dấu năm mới theo lịch Phật giáo truyền thống của Thái Lan. Lễ hội té nước là biểu tượng của sự thanh lọc và cầu chúc may mắn trong lễ Songkran.
Ảnh: Pinterest.
4. Nowruz (Ba Tư/Iran) - 20 hoặc 21 tháng 3. Năm mới theo lịch Ba Tư diễn ra vào ngày Xuân phân. Ngày lễ này được tổ chức bởi người Iran, người Kurd và các dân tộc vùng Trung Á.
Ảnh: Pinterest.
5. Rosh Hashanah (Do Thái) - Tháng 9 hoặc tháng 10. Năm mới theo lịch Do Thái thường diễn ra trong 2 ngày. Đây là thời điểm cầu nguyện, suy ngẫm và bắt đầu 10 ngày sám hối.
Ảnh: Pinterest.
6. Diwali (Ấn Độ và một số khu vực chịu ảnh hưởng ở Hindu giáo) - Tháng 10 hoặc 11. Trong nhiều truyền thống Hindu, năm mới bắt đầu từ ngày Diwali. Đây được coi là ngày lễ của ánh sáng, tượng trưng cho chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối.
Ảnh: Pinterest.
7. Lịch Hồi giáo (Hijri) – Ngày Năm Mới thay đổi theo từng năm Dương lịch.
Ngày 1 Muharram đánh dấu năm mới theo lịch Hồi giáo, dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Do 1 năm lịch Hồi giáo có 354 ngày, vì vậy mỗi năm ngày 1 Muharram lại lệch thêm so với lịch Dương 11-12 ngày. Ảnh: Pinterest.
8. Năm mới Bali (Nyepi) - Tháng 3. Theo lịch Saka của người Bali, năm mới bắt đầu bằng ngày Nyepi – "Ngày Tĩnh Lặng". Vào ngày này, người dân dành cả ngày để thiền định và tránh các hoạt động.
Ảnh: Pinterest.
9. Lịch Ethiopia - 11 hoặc 12 tháng 9 (Enkutatash). Năm mới Ethiopia dựa trên lịch Coptic, vào tháng 9. Ngày này đánh dấu kết thúc mùa mưa và bắt đầu một mùa mới theo quan niệm của cư dân bản địa.
Ảnh: Pinterest.
10. Lịch Thái Bình Dương (các đảo Polynesia) - Tháng 11 hoặc 12. Năm mới của cư dân bản địa Polynesia diễn ra khi các hoạt động nông nghiệp thường niên hoàn tất. Dịp này gắn liền với lễ hội và nghi thức truyền thống đặc sắc. Ảnh: Pinterest.