Ngay từ khi đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo Singapore, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn chiến lược coi trọng việc mở rộng phủ xanh, giảm thiểu tiêu cực trong quá trình đô thị hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông muốn đưa Singapore thành "quốc đảo xanh" để từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình vươn lên Thế giới thứ nhất.Chính vì vậy, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã phát động chiến dịch trồng cây. Ngày 16/6/1963 trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi ông Lý Quang Diệu đích thân trồng cây ở Farrer Circus để bắt đầu hành trình phủ xanh Singapore. Kể từ đây, chiến dịch "phủ xanh" Singapore bắt đầu diễn ra trên quy mộ rộng khắp đất nước.Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã tự tay cuốc đất trồng cây thành ngạnh và duy trì truyền thống này mỗi năm."Sau độc lập, tôi tìm kiếm con đường ấn tượng để phân biệt chúng tôi với các nước thế giới thứ ba khác. Và đó là một Singapore xanh và sạch", Thủ tướng Lý Quang Diệu viết trong cuốn hồi ký năm 2000.Không chỉ đích thân trồng cây, Thủ tướng Lý Quang Diệu còn chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa hạn hán. Sở dĩ ông Lý chọn thời điểm như vậy là để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch phủ xanh cả nước giúp điều hòa khí hậu, mang lại nhiều mưa hơn cho hòn đảo.Với tầm nhìn xa của Thủ tướng Lý Quang Diệu, mật độ cây xanh tại đảo quốc sư tử ngày càng tăng cao và từng bước trở thành một "quốc đảo xanh" rợp bóng cây. Hơn 2 triệu cây xanh đã được trồng ở khắp lãnh thổ Singapore.Thêm vào đó, kể từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Ngày này đã thực sự trở thành một ngày hội của đất nước khi tất cả mọi người từ dân thường cho đến quan chức chính phủ Singapore cũng như quan chức nước ngoài đều tham gia sự kiện có ý nghĩa quan trọng trên.Trẻ em cũng được người lớn dạy cách trồng cây cũng như những lợi ích to lớn từ việc trồng cây đem đến. Cây xanh còn được pháp luật Singapore bảo vệ. Cụ thể, những khu bảo tồn cây có quy định không được hạ bất kỳ cây nào có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong một khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ phi được Hội đồng các công viên quốc gia (NParks) cho phép.Đối với các cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực bảo tồn, tất cả đều được pháp luật bảo vệ và được ghi nhận có giá trị lịch sử và đóng góp cho cảnh quan của Singapore.Không chỉ chú trọng việc "phủ xanh" Singapore, Thủ tướng Lý Quang Diệu còn quan tâm đến việc vệ sinh môi trường để quốc đảo này luôn sạch đẹp.Để làm được điều này, Thủ tướng Lý Quang Diệu và chính phủ đã ra lệnh cấm bán và nhập khẩu kẹo cao su kể từ năm 1992. Theo đó, Singapore cấm những hành vi như nhổ bã kẹo cao su, khạc nhổ... tại địa điểm công cộng có thể bị phạt tiền nặng hay người bán kẹo cao su trái phép có thể bị phạt 2 năm tù và hơn 70.000 USD.Hơn nữa, Singapore dưới thời Thủ tướng Lý Quang Diệu còn tiến hành xây dựng đảo chôn rác nhân tạo lớn nhất thế giới nằm hoàn toàn giữa biển khơi. Quốc đảo này trở thành quốc gia đi đầu về vấn đề này. Theo đó, bãi rác nhân tạo Semakau Landfill chính thức hoạt động từ năm 1999, có thể chứa 63 tỷ m3 rác.Bên cạnh việc xử lý rác thải, Semakau Landfill còn là khu sinh thái đa dạng với hệ động vật phong phú. Với những chính sách trên, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã giúp Singapore thay đổi diện mạo, trở thành một trong những quốc gia xanh - sạch - đẹp nhất thế giới.
Ngay từ khi đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo Singapore, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn chiến lược coi trọng việc mở rộng phủ xanh, giảm thiểu tiêu cực trong quá trình đô thị hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ông muốn đưa Singapore thành "quốc đảo xanh" để từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình vươn lên Thế giới thứ nhất.
Chính vì vậy, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã phát động chiến dịch trồng cây. Ngày 16/6/1963 trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi ông Lý Quang Diệu đích thân trồng cây ở Farrer Circus để bắt đầu hành trình phủ xanh Singapore. Kể từ đây, chiến dịch "phủ xanh" Singapore bắt đầu diễn ra trên quy mộ rộng khắp đất nước.
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã tự tay cuốc đất trồng cây thành ngạnh và duy trì truyền thống này mỗi năm.
"Sau độc lập, tôi tìm kiếm con đường ấn tượng để phân biệt chúng tôi với các nước thế giới thứ ba khác. Và đó là một Singapore xanh và sạch", Thủ tướng Lý Quang Diệu viết trong cuốn hồi ký năm 2000.
Không chỉ đích thân trồng cây, Thủ tướng Lý Quang Diệu còn chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa hạn hán. Sở dĩ ông Lý chọn thời điểm như vậy là để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch phủ xanh cả nước giúp điều hòa khí hậu, mang lại nhiều mưa hơn cho hòn đảo.
Với tầm nhìn xa của Thủ tướng Lý Quang Diệu, mật độ cây xanh tại đảo quốc sư tử ngày càng tăng cao và từng bước trở thành một "quốc đảo xanh" rợp bóng cây. Hơn 2 triệu cây xanh đã được trồng ở khắp lãnh thổ Singapore.
Thêm vào đó, kể từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Ngày này đã thực sự trở thành một ngày hội của đất nước khi tất cả mọi người từ dân thường cho đến quan chức chính phủ Singapore cũng như quan chức nước ngoài đều tham gia sự kiện có ý nghĩa quan trọng trên.
Trẻ em cũng được người lớn dạy cách trồng cây cũng như những lợi ích to lớn từ việc trồng cây đem đến. Cây xanh còn được pháp luật Singapore bảo vệ. Cụ thể, những khu bảo tồn cây có quy định không được hạ bất kỳ cây nào có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong một khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ phi được Hội đồng các công viên quốc gia (NParks) cho phép.
Đối với các cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực bảo tồn, tất cả đều được pháp luật bảo vệ và được ghi nhận có giá trị lịch sử và đóng góp cho cảnh quan của Singapore.
Không chỉ chú trọng việc "phủ xanh" Singapore, Thủ tướng Lý Quang Diệu còn quan tâm đến việc vệ sinh môi trường để quốc đảo này luôn sạch đẹp.
Để làm được điều này, Thủ tướng Lý Quang Diệu và chính phủ đã ra lệnh cấm bán và nhập khẩu kẹo cao su kể từ năm 1992. Theo đó, Singapore cấm những hành vi như nhổ bã kẹo cao su, khạc nhổ... tại địa điểm công cộng có thể bị phạt tiền nặng hay người bán kẹo cao su trái phép có thể bị phạt 2 năm tù và hơn 70.000 USD.
Hơn nữa, Singapore dưới thời Thủ tướng Lý Quang Diệu còn tiến hành xây dựng đảo chôn rác nhân tạo lớn nhất thế giới nằm hoàn toàn giữa biển khơi. Quốc đảo này trở thành quốc gia đi đầu về vấn đề này. Theo đó, bãi rác nhân tạo Semakau Landfill chính thức hoạt động từ năm 1999, có thể chứa 63 tỷ m3 rác.
Bên cạnh việc xử lý rác thải, Semakau Landfill còn là khu sinh thái đa dạng với hệ động vật phong phú. Với những chính sách trên, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã giúp Singapore thay đổi diện mạo, trở thành một trong những quốc gia xanh - sạch - đẹp nhất thế giới.