Tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, là một trong những lễ tết truyền thống quan trọng của người Trung Quốc.Tết đoàn viên thường có tục cúng tế nguyệt thần, ngắm trăng, ăn bánh trung thu, uống rượu ngắm hoa, ngâm thơ, viết đối…, tỏ niềm hân hoan vui sướng được đoàn viên.Triều Đường, đêm trung thu Đường Huyền Tông dẫn theo Dương Quý Phi và các phi tần chốn hậu cùng vào ngự hoa viên ngắm trăng. Có một năm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng nhau ngồi bên đầm Thái Dịch thưởng nguyệt. Do các toà nhà cao ở xung quanh đầm che khuất tầm mắt nên không thể ngắm trọn cảnh trăng lên.Đường Huyền Tông đã ban thánh chỉ xây một đài cao hơn trăm thước ở phía Tây của đầm Thái Dịch để năm sau cùng với Dương Quý Phi ngắm trăng. Đường Huyền Tông không ngờ đài cao vừa khởi công thì Đường Huyền Tông đã phải cùng với hậu cung của mình chạy loạn. Ước mơ được cùng ái phi ngắm trọn cảnh trăng lên của Đường Huyền Tông vĩnh viễn không bao giờ thực hiện được.Thông thường trong ngày tết đoàn viên trong hoàng cung thường vừa bày yến tiệc vừa ngắm trăng lên. Triều Đường đêm trung thu ở Tràng An thường tổ chức yến tiệc lớn.Minh triều Vĩnh Lạc đêm trung thu Minh Thành Tổ Chu Đệ sẽ tổ chức yến tiệc trong cung, có ca vũ và cùng ngắm trăng. Triều Minh, tết Trung thu trong hoàng cung rất thích ăn cua hấp. Sau đó ăn canh tía tô và dùng lá nước đun tía tô để rửa tay. Quanh bàn tiệc sẽ được bầy đầy hoa tươi và diễn các vở hí kịch thần thoại. Dưới triều Thanh, ngày rằm tháng 8, buổi sáng hoàng đế đương triều thường tiếp nhận triều cống của các đại thần. Buổi trưa, hoàng đế sẽ bày yến tiệc chiêu đãi đại thần tại Cảnh Phúc các. Các quan đại thần sẽ được hưởng phúc của hoàng thượng. Tất cả đồ đựng thức ăn trên bàn tiệc đều làm bằng vàng bạc. Mặc dù các món ăn không hẳn quá cầu kỳ nhưng thuộc hàng “quy cách cao”, nên chỉ quan tam phẩm trở lên mới được tham gia yến tiệc. Trong hoàng cung nhà Thanh thường làm những chiếc bánh trung thu khổng lồ. Ví dụ như thời Phổ Nghi đã làm một cái bánh trung thu đường kính tầm 2 thước và nặng khoảng 1 yến.Người dân thường chỉ ăn Trung thu một ngày nhưng hoàng đế nhà Thanh thông thường sẽ ăn trung thu trong 3 ngày. Nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày.Mỗi dịp Trung thu đến, khi màn đêm buông xuống trên Tử Cấm Thành, mặt trăng nhô phía chân hoàng cung, hoàng đế triều Thanh thường dẫn theo các phi tần đi bái tế nguyệt thần.Sau đó cùng ngắm trăng, uống rượu thưởng thức mâm cỗ trung thu. Nhưng mỗi dịp đến tết đoàn viên, đám hậu phi, thái giám cung nữ đều thấm thía thêm nỗi buồn vì nỗi nhớ đau đáu người thân nơi quê nhà.
Tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, là một trong những lễ tết truyền thống quan trọng của người Trung Quốc.
Tết đoàn viên thường có tục cúng tế nguyệt thần, ngắm trăng, ăn bánh trung thu, uống rượu ngắm hoa, ngâm thơ, viết đối…, tỏ niềm hân hoan vui sướng được đoàn viên.
Triều Đường, đêm trung thu Đường Huyền Tông dẫn theo Dương Quý Phi và các phi tần chốn hậu cùng vào ngự hoa viên ngắm trăng. Có một năm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng nhau ngồi bên đầm Thái Dịch thưởng nguyệt. Do các toà nhà cao ở xung quanh đầm che khuất tầm mắt nên không thể ngắm trọn cảnh trăng lên.
Đường Huyền Tông đã ban thánh chỉ xây một đài cao hơn trăm thước ở phía Tây của đầm Thái Dịch để năm sau cùng với Dương Quý Phi ngắm trăng. Đường Huyền Tông không ngờ đài cao vừa khởi công thì Đường Huyền Tông đã phải cùng với hậu cung của mình chạy loạn. Ước mơ được cùng ái phi ngắm trọn cảnh trăng lên của Đường Huyền Tông vĩnh viễn không bao giờ thực hiện được.
Thông thường trong ngày tết đoàn viên trong hoàng cung thường vừa bày yến tiệc vừa ngắm trăng lên. Triều Đường đêm trung thu ở Tràng An thường tổ chức yến tiệc lớn.
Minh triều Vĩnh Lạc đêm trung thu Minh Thành Tổ Chu Đệ sẽ tổ chức yến tiệc trong cung, có ca vũ và cùng ngắm trăng. Triều Minh, tết Trung thu trong hoàng cung rất thích ăn cua hấp. Sau đó ăn canh tía tô và dùng lá nước đun tía tô để rửa tay. Quanh bàn tiệc sẽ được bầy đầy hoa tươi và diễn các vở hí kịch thần thoại.
Dưới triều Thanh, ngày rằm tháng 8, buổi sáng hoàng đế đương triều thường tiếp nhận triều cống của các đại thần. Buổi trưa, hoàng đế sẽ bày yến tiệc chiêu đãi đại thần tại Cảnh Phúc các. Các quan đại thần sẽ được hưởng phúc của hoàng thượng. Tất cả đồ đựng thức ăn trên bàn tiệc đều làm bằng vàng bạc.
Mặc dù các món ăn không hẳn quá cầu kỳ nhưng thuộc hàng “quy cách cao”, nên chỉ quan tam phẩm trở lên mới được tham gia yến tiệc. Trong hoàng cung nhà Thanh thường làm những chiếc bánh trung thu khổng lồ. Ví dụ như thời Phổ Nghi đã làm một cái bánh trung thu đường kính tầm 2 thước và nặng khoảng 1 yến.
Người dân thường chỉ ăn Trung thu một ngày nhưng hoàng đế nhà Thanh thông thường sẽ ăn trung thu trong 3 ngày. Nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày.
Mỗi dịp Trung thu đến, khi màn đêm buông xuống trên Tử Cấm Thành, mặt trăng nhô phía chân hoàng cung, hoàng đế triều Thanh thường dẫn theo các phi tần đi bái tế nguyệt thần.
Sau đó cùng ngắm trăng, uống rượu thưởng thức mâm cỗ trung thu. Nhưng mỗi dịp đến tết đoàn viên, đám hậu phi, thái giám cung nữ đều thấm thía thêm nỗi buồn vì nỗi nhớ đau đáu người thân nơi quê nhà.