Triển lãm “ Thư cho em” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trích lại những đoạn tiêu biểu từ 400 bức thư hai vợ chồng gửi cho nhau trong suốt những năm tháng ấy.Thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003), Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân là chiến tướng nổi tiếng trong quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông có vợ là bà Nguyễn An Vinh (1933-2022), Đại biểu Quốc hội khóa IV, V. Hai người nên duyên vợ chồng vào một mùa thu năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), xa nhau hơn 30 năm vì nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cùng nhau đi đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.Những bức thư được triển lãm hôm nay là một phần trong cuốn sách “Thư cho em” do Hoàng Nam Tiến - con trai út của hai người kể lại.“Ba làm lễ ăn hỏi với mẹ trước khi đi chiến dịch Thượng Lào (1953) và khi trở về, ông hôn mẹ lần đầu. Ông tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với lòng tin thắng trận về cưới vợ”. Trích cuốn sách “Thư cho em” của Hoàng Nam Tiến.“Anh thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh như vậy, cái đó cũng không hại gì. Em tùy anh nhé. Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khăn nào không vượt qua được. Paven mù hai mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được hay sao?”- trích thư ngày 15/2/1955.“Ngoài công tác chuyên môn ra, em đang học lớp duy vật biện chứng bảy tháng, có lẽ lúc anh gần về mới thi. Thứ Năm, Hai, Chủ nhật học văn hóa, thứ Ba, Sáu học chính trị…” - trích thư ngày 11/1/1961.“Em cho con ăn thêm trứng sữa và hoa quả, cả em cũng thế nữa nhé. An cứ tiếp tục cho nó uống sữa cho thật đầy đủ sở thích của nó. Hàng tháng mua thêm cho con mấy lọ thuốc bổ trẻ con, nó thích cứ cho nó ăn. Còn em thì hàng tháng cứ một ít thuốc Bắc cứ uống không bệnh gì thì cũng bổ. Nếu thiếu tiền anh sẽ gửi thêm. Bên này anh thừa tháng nào cũng còn 200-300 rúp, anh chẳng dùng làm gì. Cốt em và con khỏe là anh mừng rồi.” – trích thư ngày 10/10/1960“…Vì vợ chồng, anh đòi hỏi một cái gì hơn. Anh thử nghĩ lại xem có khi nào anh đi về mệt nhọc không phải em cho ăn thật ngon, mà là anh, hôn anh, vuốt ve và âu yếm anh. Có , nhưng vẫn ít. Anh thích hôn em, nhưng anh lại thích hơn nếu em hôn anh trước”. - trích thư ngày 20/6/1963“Em nói anh thích đi chiến đấu, thích thì không phải nhưng phải chiến đấu vì có chiến đấu thì mới giải phóng được Tổ quốc, và có giải phóng Tổ quốc thì em yêu quý của anh mới đàng hoàng ở Hà Nội được, và con cái của chúng ta mới có điều kiện học đến nơi đến chốn được. Nếu đời cha không giải phóng được thì đời con phải đi chiến đấu”.“Bé Nam Tiến chắc đã biết đi, không biết đã bắt đầu học nói chưa? Ở nhà không nên gọi nó là Hải vì đã đặt tên là Nam Tiến. Nếu trùng tên với người khác trong nhà thì cứ gọi chữ đầu là bé Nam cũng được, vì vào trong này anh cũng lấy bí danh là Nam. Gặp bé Nam chắc nó vui lắm, xa con nhớ các con lại càng nhớ bé Nam hơn, vì tuổi bắt đầu biết đi, bắt đầu gọi bập bẹ là vui nhất…” trích thư ngày 25/8/1970Em
Xa em cho đến nay là đúng một tháng, các anh đã hoàn thành hai chiến dịch, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên Huế và chiến dịch giải phóng Quảng nam Đà Nẵng. Riêng đơn vị anh bắt được khoảng ba vạn tù binh, (…) Phải cố gắng kết thúc chiến tranh sớm để khỏi phải phiền đến con chúng ta, để cho chúng được hòa bình học tập xây dựng đất nước. Anh vẫn khỏe. Hẹn ngày gặp em trong chiến thắng. Anh Đan”. Trích thư ngày 1/4/1975.
Triển lãm “ Thư cho em” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trích lại những đoạn tiêu biểu từ 400 bức thư hai vợ chồng gửi cho nhau trong suốt những năm tháng ấy.
Thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003), Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân là chiến tướng nổi tiếng trong quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông có vợ là bà Nguyễn An Vinh (1933-2022), Đại biểu Quốc hội khóa IV, V. Hai người nên duyên vợ chồng vào một mùa thu năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), xa nhau hơn 30 năm vì nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cùng nhau đi đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Những bức thư được triển lãm hôm nay là một phần trong cuốn sách “Thư cho em” do Hoàng Nam Tiến - con trai út của hai người kể lại.
“Ba làm lễ ăn hỏi với mẹ trước khi đi chiến dịch Thượng Lào (1953) và khi trở về, ông hôn mẹ lần đầu. Ông tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với lòng tin thắng trận về cưới vợ”. Trích cuốn sách “Thư cho em” của Hoàng Nam Tiến.
“Anh thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh như vậy, cái đó cũng không hại gì. Em tùy anh nhé. Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khăn nào không vượt qua được. Paven mù hai mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được hay sao?”- trích thư ngày 15/2/1955.
“Ngoài công tác chuyên môn ra, em đang học lớp duy vật biện chứng bảy tháng, có lẽ lúc anh gần về mới thi. Thứ Năm, Hai, Chủ nhật học văn hóa, thứ Ba, Sáu học chính trị…” - trích thư ngày 11/1/1961.
“Em cho con ăn thêm trứng sữa và hoa quả, cả em cũng thế nữa nhé. An cứ tiếp tục cho nó uống sữa cho thật đầy đủ sở thích của nó. Hàng tháng mua thêm cho con mấy lọ thuốc bổ trẻ con, nó thích cứ cho nó ăn. Còn em thì hàng tháng cứ một ít thuốc Bắc cứ uống không bệnh gì thì cũng bổ. Nếu thiếu tiền anh sẽ gửi thêm. Bên này anh thừa tháng nào cũng còn 200-300 rúp, anh chẳng dùng làm gì. Cốt em và con khỏe là anh mừng rồi.” – trích thư ngày 10/10/1960
“…Vì vợ chồng, anh đòi hỏi một cái gì hơn. Anh thử nghĩ lại xem có khi nào anh đi về mệt nhọc không phải em cho ăn thật ngon, mà là anh, hôn anh, vuốt ve và âu yếm anh. Có , nhưng vẫn ít. Anh thích hôn em, nhưng anh lại thích hơn nếu em hôn anh trước”. - trích thư ngày 20/6/1963
“Em nói anh thích đi chiến đấu, thích thì không phải nhưng phải chiến đấu vì có chiến đấu thì mới giải phóng được Tổ quốc, và có giải phóng Tổ quốc thì em yêu quý của anh mới đàng hoàng ở Hà Nội được, và con cái của chúng ta mới có điều kiện học đến nơi đến chốn được. Nếu đời cha không giải phóng được thì đời con phải đi chiến đấu”.
“Bé Nam Tiến chắc đã biết đi, không biết đã bắt đầu học nói chưa? Ở nhà không nên gọi nó là Hải vì đã đặt tên là Nam Tiến. Nếu trùng tên với người khác trong nhà thì cứ gọi chữ đầu là bé Nam cũng được, vì vào trong này anh cũng lấy bí danh là Nam. Gặp bé Nam chắc nó vui lắm, xa con nhớ các con lại càng nhớ bé Nam hơn, vì tuổi bắt đầu biết đi, bắt đầu gọi bập bẹ là vui nhất…” trích thư ngày 25/8/1970
Em
Xa em cho đến nay là đúng một tháng, các anh đã hoàn thành hai chiến dịch, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên Huế và chiến dịch giải phóng Quảng nam Đà Nẵng. Riêng đơn vị anh bắt được khoảng ba vạn tù binh, (…) Phải cố gắng kết thúc chiến tranh sớm để khỏi phải phiền đến con chúng ta, để cho chúng được hòa bình học tập xây dựng đất nước. Anh vẫn khỏe. Hẹn ngày gặp em trong chiến thắng. Anh Đan”. Trích thư ngày 1/4/1975.