Khi nhắc đến người thông minh nhất Tam quốc, nhiều người nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng - người được mô tả túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng, không phải Khổng Minh, Tư Mã Ý mới là người thông minh, lợi hại nhất.Để dẫn chứng quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số bằng chứng. Đầu tiên là sử liệu có ghi chép về việc Tư Mã Ý "từ nhỏ đã có phẩm chất kỳ lạ, thông minh và có chiến lược lớn, học rộng biết nhiều, học thuyết Nho giáo sâu sắc".Tiếp đến, Tư Mã Ý xuất thân trong gia đình danh giá. Ông nội và cha của Tư Mã Ý đều là quan chức lớn thời bấy giờ. Theo đó, Tư Mã Ý tiếp thu nền giáo dục đầy đủ và có am hiểu sâu rộng về nhiều vấn đề.Thôi Diễm - văn thần trong triều đình nhà Tào Ngụy và anh trai Tư Mã Ý là Tư Mã Lương có mối quan hệ thân thiết. Thôi Diễm từng nói với Tư Mã Lương rằng: "Em của ngài thông minh, sáng suốt và kiên quyết, không ai sánh kịp".Quả thật, Tư Mã Ý bộc lộ tư chất thông minh, mưu trí khiến cha con Tào Tháo lơ là, không nghi ngờ từ đó ẩn nhẫn chờ thời cơ, xây dựng nền móng cho con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.Trong số này, Tư Mã Ý không muốn làm việc cho Tào Tháo nên giả bệnh để từ chối. Là người đa nghi, Tào Tháo cử người bí mật điều tra, theo dõi để kiểm tra xem Tư Mã Ý có thực sự bị ốm không.Đoán trước Tào Tháo sẽ làm vậy, Tư Mã Ý giả vờ tay chân không thể di chuyển giống như bị liệt. Ông hứa khi nào khỏi bệnh sẽ đến phụng sự cho Tào Tháo.Tuy nhiên, kế sách này của Tư Mã Ý không thể dùng mãi. Về sau, Tào Tháo trực tiếp ra lệnh cho người bắt Tư Mã Ý tới và ban cho chức vụ văn học duyện. Nếu Tư Mã Ý phản kháng thì sẽ bị Tào Tháo "xử lý". Do vậy, Tư Mã Ý đành phải nhận chức, làm việc dưới trướng nhà họ Tào.Là người tham vọng và tỉ mỉ, Tư Mã Ý chỉ bộc lộ một phần tài năng để tránh Tào Tháo nghi ngờ, sát hại. Nhờ vậy, Tư Mã Ý chỉ giữ chức quan bình thường, tích lũy kinh nghiệm để chờ thời cơ. Quả thật, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý mới bộc lộ tài năng, bản lĩnh khi có các cuộc đấu trí so tài với Khổng Minh và nhiều người khác.Nhờ vậy, Tư Mã Ý dần trở thành đại thần của nhà Tào Ngụy, đánh lừa được cha con Tào Tháo. Từ đó, Tư Mã Ý gây dựng nền móng vững chắc cho con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Khi nhắc đến người thông minh nhất Tam quốc, nhiều người nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng - người được mô tả túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng, không phải Khổng Minh, Tư Mã Ý mới là người thông minh, lợi hại nhất.
Để dẫn chứng quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số bằng chứng. Đầu tiên là sử liệu có ghi chép về việc Tư Mã Ý "từ nhỏ đã có phẩm chất kỳ lạ, thông minh và có chiến lược lớn, học rộng biết nhiều, học thuyết Nho giáo sâu sắc".
Tiếp đến, Tư Mã Ý xuất thân trong gia đình danh giá. Ông nội và cha của Tư Mã Ý đều là quan chức lớn thời bấy giờ. Theo đó, Tư Mã Ý tiếp thu nền giáo dục đầy đủ và có am hiểu sâu rộng về nhiều vấn đề.
Thôi Diễm - văn thần trong triều đình nhà Tào Ngụy và anh trai Tư Mã Ý là Tư Mã Lương có mối quan hệ thân thiết. Thôi Diễm từng nói với Tư Mã Lương rằng: "Em của ngài thông minh, sáng suốt và kiên quyết, không ai sánh kịp".
Quả thật, Tư Mã Ý bộc lộ tư chất thông minh, mưu trí khiến cha con Tào Tháo lơ là, không nghi ngờ từ đó ẩn nhẫn chờ thời cơ, xây dựng nền móng cho con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.
Trong số này, Tư Mã Ý không muốn làm việc cho Tào Tháo nên giả bệnh để từ chối. Là người đa nghi, Tào Tháo cử người bí mật điều tra, theo dõi để kiểm tra xem Tư Mã Ý có thực sự bị ốm không.
Đoán trước Tào Tháo sẽ làm vậy, Tư Mã Ý giả vờ tay chân không thể di chuyển giống như bị liệt. Ông hứa khi nào khỏi bệnh sẽ đến phụng sự cho Tào Tháo.
Tuy nhiên, kế sách này của Tư Mã Ý không thể dùng mãi. Về sau, Tào Tháo trực tiếp ra lệnh cho người bắt Tư Mã Ý tới và ban cho chức vụ văn học duyện. Nếu Tư Mã Ý phản kháng thì sẽ bị Tào Tháo "xử lý". Do vậy, Tư Mã Ý đành phải nhận chức, làm việc dưới trướng nhà họ Tào.
Là người tham vọng và tỉ mỉ, Tư Mã Ý chỉ bộc lộ một phần tài năng để tránh Tào Tháo nghi ngờ, sát hại. Nhờ vậy, Tư Mã Ý chỉ giữ chức quan bình thường, tích lũy kinh nghiệm để chờ thời cơ. Quả thật, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý mới bộc lộ tài năng, bản lĩnh khi có các cuộc đấu trí so tài với Khổng Minh và nhiều người khác.
Nhờ vậy, Tư Mã Ý dần trở thành đại thần của nhà Tào Ngụy, đánh lừa được cha con Tào Tháo. Từ đó, Tư Mã Ý gây dựng nền móng vững chắc cho con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.