Dương Cổ là một trong những nhân vật trong tác phẩm " Tam Quốc diễn nghĩa" không được nhiều người nhớ đến. Sống trong chốn quan trường, Dương Cổ giống như bao nhiều người gặp phải nhiều chuyện không như ý muốn. Theo đó, ông đã có một câu nói hết sức thương tâm, khiến người nghe thổn thức.Dương Cổ từng nói: “Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Đây là câu nói thể hiện sự chán nản của Dương Cổ khi gặp phải nhiều chuyện không được như ý muốn. Theo đó, tâm trạng của ông trở nên xấu đi, ngày càng bi quan.Dù vậy, khi nghe câu nói trên, những người sống vô tư, lạc quan cho rằng, đúng là chuyện trên đười thường không được như ý. Tuy nhiên, thay vì bi quan do liên tiếp gặp chuyện không như dự định, họ sẽ tiếp tục phấn đấu, kiên trì theo đuổi đam mê với niềm tin sẽ có một ngày đạt được điều mong muốn.Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng cũng có một câu nói khiến người đời thổn thức, nhớ mãi không quên. Đó là câu nói: “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.Câu nói này của Gia Cát Lượng hàm ý ông sẽ dốc hết sức làm việc cho nhà Thục Hán cho tới lúc chết. Ông sẽ không bao giờ có ý định phản bội quân chủ nhà Thục Hán, không ỷ vào công lao để lũng đoạn triều đình. Thay vào đó, ông luôn đau đáu làm sao để giúp vương triều nhà họ Lưu ngày càng vững mạnh, sớm ngày thống nhất thiên hạ.Gia Cát Lượng là người nói đi đôi với làm. Ông hết lòng vì nhà Thục Hán cho đến hơi thở cuối cùng. Theo đó, ông trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời Tam quốc.Ngoài câu nói trên, Gia Cát Lượng còn có một câu nói thương tâm khác là "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”. Sống trong bối cảnh 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô phân tranh, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá cha con Lưu Bị nhưng vẫn có những việc không thể đạt được dù mưu lược, tài năng hơn người.Khổng Minh biết được thành - bại của mỗi việc là điều mà ông không thể địch lại ý trời. Do đó, ông chỉ có thể chấp nhận kết cục mà ông trời đã an bài.“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng” là câu nói đầy thương cảm của Chu Du - mưu thần của nhà Đông Ngô. Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", nhân vật này nói câu trên cho thấy sự đố kị của Chu Du đối với Gia Cát Lượng.Dù thông minh, có nhiều mưu kế, kế sách hay nhưng Chu Du tự nhận vẫn không sánh bằng Gia Cát Lượng. Theo đó, ông cảm thấy phẫn uất, đau đớn vì gặp phải kỳ phùng địch thủ quá mạnh. Vậy nên, ông mang theo tâm trạng bi ai này đến tận lúc chết.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Dương Cổ là một trong những nhân vật trong tác phẩm " Tam Quốc diễn nghĩa" không được nhiều người nhớ đến. Sống trong chốn quan trường, Dương Cổ giống như bao nhiều người gặp phải nhiều chuyện không như ý muốn. Theo đó, ông đã có một câu nói hết sức thương tâm, khiến người nghe thổn thức.
Dương Cổ từng nói: “Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Đây là câu nói thể hiện sự chán nản của Dương Cổ khi gặp phải nhiều chuyện không được như ý muốn. Theo đó, tâm trạng của ông trở nên xấu đi, ngày càng bi quan.
Dù vậy, khi nghe câu nói trên, những người sống vô tư, lạc quan cho rằng, đúng là chuyện trên đười thường không được như ý. Tuy nhiên, thay vì bi quan do liên tiếp gặp chuyện không như dự định, họ sẽ tiếp tục phấn đấu, kiên trì theo đuổi đam mê với niềm tin sẽ có một ngày đạt được điều mong muốn.
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng cũng có một câu nói khiến người đời thổn thức, nhớ mãi không quên. Đó là câu nói: “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.
Câu nói này của Gia Cát Lượng hàm ý ông sẽ dốc hết sức làm việc cho nhà Thục Hán cho tới lúc chết. Ông sẽ không bao giờ có ý định phản bội quân chủ nhà Thục Hán, không ỷ vào công lao để lũng đoạn triều đình. Thay vào đó, ông luôn đau đáu làm sao để giúp vương triều nhà họ Lưu ngày càng vững mạnh, sớm ngày thống nhất thiên hạ.
Gia Cát Lượng là người nói đi đôi với làm. Ông hết lòng vì nhà Thục Hán cho đến hơi thở cuối cùng. Theo đó, ông trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời Tam quốc.
Ngoài câu nói trên, Gia Cát Lượng còn có một câu nói thương tâm khác là "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”. Sống trong bối cảnh 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô phân tranh, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá cha con Lưu Bị nhưng vẫn có những việc không thể đạt được dù mưu lược, tài năng hơn người.
Khổng Minh biết được thành - bại của mỗi việc là điều mà ông không thể địch lại ý trời. Do đó, ông chỉ có thể chấp nhận kết cục mà ông trời đã an bài.
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng” là câu nói đầy thương cảm của Chu Du - mưu thần của nhà Đông Ngô. Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", nhân vật này nói câu trên cho thấy sự đố kị của Chu Du đối với Gia Cát Lượng.
Dù thông minh, có nhiều mưu kế, kế sách hay nhưng Chu Du tự nhận vẫn không sánh bằng Gia Cát Lượng. Theo đó, ông cảm thấy phẫn uất, đau đớn vì gặp phải kỳ phùng địch thủ quá mạnh. Vậy nên, ông mang theo tâm trạng bi ai này đến tận lúc chết.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.