Hải Dương là quê gốc của nhà báo – điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Đây là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có nền văn hiến lâu đời, là nơi đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử lỗi lạc của đất nước. Ảnh: Chùa Bạch Hào, ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hải Dương.Cố đô Huế là nơi gia tộc họ Phạm của ông Phạm Xuân Ẩn chuyển đến vào thời nhà Nguyễn. Khi đó cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình. Cha của ông là kỹ sư công chánh, đã rời Huế để làm công tác trắc địa trên khắp miền Nam. Ảnh: Ngọ Môn ở Huế.Khi Phạm Xuân Ẩn ra đời, gia đình ông đang ở tỉnh Biên Hòa. Ông sinh ngày 12/9/1927 tại Nhà thương Biên Hòa ở tỉnh lỵ Bình Trước (nay thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Văn Miếu Trấn Biên ở thành phố Biên Hòa.Sài Gòn là nơi gắn với nhiều giai đoạn đoạn trong cuộc đời Phạm Xuân Ẩn, đầu tiên là những năm tháng thiếu thời. Ảnh: Chợ Bến Thành ở Sài Gòn.Khi đến tuổi thiếu niên, Phạm Xuân Ẩn chuyển về Cần Thơ học Trường Trung học phổ thông Cần Thơ. Năm 1945, ông thôi học và bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị của Việt Minh. Ảnh: Chợ Cần Thơ.Năm 1947, ông trở về Sài Gòn để chăm sóc cha đang bệnh nặng. Năm 1950 ông bắt đầu những hoạt động tình báo đầu tiên trong sự nghiệp của của mình. Ảnh: Bưu điện Trung tâm Sài Gòn.Năm 1952, Phạm Xuân Ẩn ra Chiến khu D (Đông Nam Bộ) và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ - giao nhiệm vụ tình báo chiến lược. Ảnh: Một góc căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ, TP HCM) ở Chiến khu D.Năm 1953 tại rạch Cái Bát trong rừng U Minh ở Cà Mau, Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Rừng đước ở Cà Mau.Sau thời gian công tác và học nghiệp vụ báo chí ở nước ngoài vài tư cách nhân viên quân sự của chế độ Sài Gòn, năm 1959 Phạm Xuân Ẩn về nước, làm điệp viên dưới vỏ bọc một nhà báo ở Sài Gòn. Ông làm cho hãng thông tấn Reuters, rồi tuần báo Time... Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.Sau ngày đất nước thống nhất, Phạm Xuân Ẩn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 15/1/1976. Tháng 8/1978, ông ra Hà Nội (có nguồn nói là Hải Dương) dự khóa học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Ảnh: Nhà hát Lớn Hà Nội.Những thập niên cuối của cuộc đời, Phạm Xuân Ẩn sống tại Sài Gòn – TP HCM, nơi gắn với nghề báo và những chiến công huyền thoại của ông. Ông từ trần ngày 20/9/2006 tại Quân y viện 175, hưởng thọ 80 tuổi. Ảnh: Dinh Độc Lập - Hội trường Thống nhất ở TP HCM.
Hải Dương là quê gốc của nhà báo – điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Đây là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có nền văn hiến lâu đời, là nơi đã sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử lỗi lạc của đất nước. Ảnh: Chùa Bạch Hào, ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hải Dương.
Cố đô Huế là nơi gia tộc họ Phạm của ông Phạm Xuân Ẩn chuyển đến vào thời nhà Nguyễn. Khi đó cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình. Cha của ông là kỹ sư công chánh, đã rời Huế để làm công tác trắc địa trên khắp miền Nam. Ảnh: Ngọ Môn ở Huế.
Khi Phạm Xuân Ẩn ra đời, gia đình ông đang ở tỉnh Biên Hòa. Ông sinh ngày 12/9/1927 tại Nhà thương Biên Hòa ở tỉnh lỵ Bình Trước (nay thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Văn Miếu Trấn Biên ở thành phố Biên Hòa.
Sài Gòn là nơi gắn với nhiều giai đoạn đoạn trong cuộc đời Phạm Xuân Ẩn, đầu tiên là những năm tháng thiếu thời. Ảnh: Chợ Bến Thành ở Sài Gòn.
Khi đến tuổi thiếu niên, Phạm Xuân Ẩn chuyển về Cần Thơ học Trường Trung học phổ thông Cần Thơ. Năm 1945, ông thôi học và bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị của Việt Minh. Ảnh: Chợ Cần Thơ.
Năm 1947, ông trở về Sài Gòn để chăm sóc cha đang bệnh nặng. Năm 1950 ông bắt đầu những hoạt động tình báo đầu tiên trong sự nghiệp của của mình. Ảnh: Bưu điện Trung tâm Sài Gòn.
Năm 1952, Phạm Xuân Ẩn ra Chiến khu D (Đông Nam Bộ) và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ - giao nhiệm vụ tình báo chiến lược. Ảnh: Một góc căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ, TP HCM) ở Chiến khu D.
Năm 1953 tại rạch Cái Bát trong rừng U Minh ở Cà Mau, Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Rừng đước ở Cà Mau.
Sau thời gian công tác và học nghiệp vụ báo chí ở nước ngoài vài tư cách nhân viên quân sự của chế độ Sài Gòn, năm 1959 Phạm Xuân Ẩn về nước, làm điệp viên dưới vỏ bọc một nhà báo ở Sài Gòn. Ông làm cho hãng thông tấn Reuters, rồi tuần báo Time... Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Sau ngày đất nước thống nhất, Phạm Xuân Ẩn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 15/1/1976. Tháng 8/1978, ông ra Hà Nội (có nguồn nói là Hải Dương) dự khóa học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Ảnh: Nhà hát Lớn Hà Nội.
Những thập niên cuối của cuộc đời, Phạm Xuân Ẩn sống tại Sài Gòn – TP HCM, nơi gắn với nghề báo và những chiến công huyền thoại của ông. Ông từ trần ngày 20/9/2006 tại Quân y viện 175, hưởng thọ 80 tuổi. Ảnh: Dinh Độc Lập - Hội trường Thống nhất ở TP HCM.