Trận Di Lăng diễn ra từ năm 221 - 222 giữa Thục Hán và Đông Ngô thời Tam Quốc. Cuộc chiến này xảy ra sau khi nhà Thục Hán mất Kinh Châu và mãnh tướng Quan Vũ. Để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho người anh em kết nghĩa, Lưu Bị đã cho quân tiến đánh Đông Ngô.Tuy nhiên, đội quân Thục Hán do Lưu Bị chỉ huy không thể đánh bại lực lượng hùng hậu, tinh nhuệ của Tôn Quyền. Cuối cùng, Lưu Bị nhận thất bại cay đắng, buộc phải tháo chạy về thành Bạch Đế. Thất bại đó đã khiến Lưu Bị mất nhiều tướng tài cũng như hao tổn quân sĩ khá lớn.Thậm chí, Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế từ đó cho đến khi qua đời năm 223. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị không bị lật đổ khỏi ngai vàng sau khi khiến nhà Thục tổn thất lớn?Theo một số nhà nghiên cứu, sở dĩ Lưu Bị không bị lật đổ, đánh mất ngai vàng sau thất bại to lớn trong trận Di Lăng chủ yếu là vì 2 lý do. Đầu tiên là vì Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế và điều hành đất nước từ xa thay vì trở về Thành Đô - kinh đô của nhà Thục.Quyết định ở lại thành Bạch Đế sau thất bại Di Lăng của Lưu Bị được đánh giá là sáng suốt, khôn ngoan. Ông hoàng nhà Thục này là người thông minh nên biết được nếu trở về Thành Đô thì ngai vàng sẽ khó giữ.Vào thời xưa, truyền tin tức mất khá nhiều thời gian. Do đó, quan lại và dân chúng ở Thành Đô sẽ mất khá nhiều thời gian mới nhận được tin bại trận của quân Thục.Do đó, Lưu Bị dốc sức bảo vệ thành Bạch Đế và kiểm soát tin tức để bố trí biện pháp khắc phục, không để Thành Đô và các nơi khác của nhà Thục biết được Lưu Bị bại trận đến mức nào.Nếu Lưu Bị trở về Thành Đô thì các thế lực đối địch và dân chúng sẽ biết được quân Thục thua thảm bại. Khi ấy, nội bộ nhà Thục sẽ có thể xảy ra xung đột, tranh chấp và Lưu Bị sẽ có thể bị các thế lực thù địch kéo xuống khỏi ngai vàng.Lý do thứ hai là Lưu Bị được Gia Cát Lượng hết mực trung thành nên dốc sức xử lý tình huống nguy hiểm này. Trong khi Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế, Khổng Minh quán xuyến, lo liệu mọi việc ở Thành Đô.Gia Cát Lượng là người giỏi mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng nên có thể giúp Lưu Bị ổn định tình hình ở kinh thành cũng như xoa dịu lòng dân bằng cách nói giảm về thiệt hại trong trận Di Lăng. Nhờ vậy, Lưu Bị yên tâm ngồi trên ngai vàng cho đến khi qua đời.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Trận Di Lăng diễn ra từ năm 221 - 222 giữa Thục Hán và Đông Ngô thời Tam Quốc. Cuộc chiến này xảy ra sau khi nhà Thục Hán mất Kinh Châu và mãnh tướng Quan Vũ. Để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho người anh em kết nghĩa, Lưu Bị đã cho quân tiến đánh Đông Ngô.
Tuy nhiên, đội quân Thục Hán do Lưu Bị chỉ huy không thể đánh bại lực lượng hùng hậu, tinh nhuệ của Tôn Quyền. Cuối cùng, Lưu Bị nhận thất bại cay đắng, buộc phải tháo chạy về thành Bạch Đế. Thất bại đó đã khiến Lưu Bị mất nhiều tướng tài cũng như hao tổn quân sĩ khá lớn.
Thậm chí, Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế từ đó cho đến khi qua đời năm 223. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị không bị lật đổ khỏi ngai vàng sau khi khiến nhà Thục tổn thất lớn?
Theo một số nhà nghiên cứu, sở dĩ Lưu Bị không bị lật đổ, đánh mất ngai vàng sau thất bại to lớn trong trận Di Lăng chủ yếu là vì 2 lý do. Đầu tiên là vì Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế và điều hành đất nước từ xa thay vì trở về Thành Đô - kinh đô của nhà Thục.
Quyết định ở lại thành Bạch Đế sau thất bại Di Lăng của Lưu Bị được đánh giá là sáng suốt, khôn ngoan. Ông hoàng nhà Thục này là người thông minh nên biết được nếu trở về Thành Đô thì ngai vàng sẽ khó giữ.
Vào thời xưa, truyền tin tức mất khá nhiều thời gian. Do đó, quan lại và dân chúng ở Thành Đô sẽ mất khá nhiều thời gian mới nhận được tin bại trận của quân Thục.
Do đó, Lưu Bị dốc sức bảo vệ thành Bạch Đế và kiểm soát tin tức để bố trí biện pháp khắc phục, không để Thành Đô và các nơi khác của nhà Thục biết được Lưu Bị bại trận đến mức nào.
Nếu Lưu Bị trở về Thành Đô thì các thế lực đối địch và dân chúng sẽ biết được quân Thục thua thảm bại. Khi ấy, nội bộ nhà Thục sẽ có thể xảy ra xung đột, tranh chấp và Lưu Bị sẽ có thể bị các thế lực thù địch kéo xuống khỏi ngai vàng.
Lý do thứ hai là Lưu Bị được Gia Cát Lượng hết mực trung thành nên dốc sức xử lý tình huống nguy hiểm này. Trong khi Lưu Bị ở lại thành Bạch Đế, Khổng Minh quán xuyến, lo liệu mọi việc ở Thành Đô.
Gia Cát Lượng là người giỏi mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng nên có thể giúp Lưu Bị ổn định tình hình ở kinh thành cũng như xoa dịu lòng dân bằng cách nói giảm về thiệt hại trong trận Di Lăng. Nhờ vậy, Lưu Bị yên tâm ngồi trên ngai vàng cho đến khi qua đời.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.