Thần thú 4 tấn liên quan mật thiết Tần Thủy Hoàng

Google News

Sau 40 năm lộ diện, thần thú có liên quan tới Tần Thủy Hoàng lại một lần nữa "hồi sinh" hé lộ nhiều bí mật lịch sử thú vị.

Mùa đông năm 1973, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã lên kế hoạch chuẩn bị xây dựng một tòa nhà viễn thông tại quảng trường Thiên Phủ.

Quá trình đào móng đã diễn ra vô cùng thuận lợi cho đến khi đội thi công đã phát hiện một tảng đá rất lớn dưới lòng đất, lúc này các công nhân đùa nhau rằng, tại Thành Đô các "hòn đá cô đơn" vẫn thích xuất hiện như thế.

Tuy nhiên "hòn đá cô đơn" được phát hiện lần này có chút khác lạ. Sau khi dọn sạch đất trên bền mặt, các công nhân phát hiện tảng đá này có dấu vết chạm khắc nhân tạo, nhìn gần hóa ra đó là một thần thú.

Ngay lập tức, đội thi công đã báo cáo tình hình hiện trường với ban di tích văn hóa. Khi đội khảo cổ đến thăm dò, tảng đá lúc ấy mới chỉ lộ ra 4 chân hướng lên trời. mặc dù chưa định hình được là con vật gì nhưng chắc chắn con thú đá này là một "Thần thú trấn thủy".

Các nhà khảo cổ vốn muốn khai quật ngay lúc đó nhưng bên thi công cho rằng con vật đã được chôn quá sâu, trọng lượng của nó lại vượt quá tầm nâng của tất cả các cần cẩu trên công trường thời bấy giờ nên gần như bất khả thi. Cuối cùng, sự lựa chọn tốt nhất chính là giữ nguyên hiện trạng đồng thời tiếp tục xây dựng tòa nhà viễn thông 6 tầng trên đó. Thần thú vô tình trở thành móng của tòa nhà.

40 năm sau, vào năm 2010, tòa nhà viễn thông bị phá bỏ để xây dựng Nhà hát lớn Tứ Xuyên. Sau khi máy xúc đào xuống độ sâu 3m, thần thú lại xuất hiện. Bằng các công nghệ máy móc tiên tiến, người ta đã mang được thần thú lên khỏi mặt đất rhần thú đã hoàn toàn hiện ra trước mặt hậu thế với hình hài một con tê giác khổng lồ và dũng mãnh dài 3,3m, cao 1,7m và nặng tới hơn 8 tấn. Nó có hình dáng rất tinh xảo, hông tròn, tứ chi cứng cáp, trên thân có chạm khắc hoa văn nhưng đã bị bong tróc sau hàng ngàn năm mưa gió.

Than thu 4 tan lien quan mat thiet Tan Thuy Hoang

Thời xa xưa, khi người cổ đại nhìn thấy những con tê giác khổng lồ bơi trong nước, thấy sừng tê giác tách sóng như chẻ đôi dòng nước, họ đã hình thành nên một tín ngưỡng về thần thú có khả năng trị thủy.

Than thu 4 tan lien quan mat thiet Tan Thuy Hoang-Hinh-2

Vào thời nhà Tần, đồng bằng Thành Đô thường xuyên xảy ra lũ lụt, nhân dân đói khổ lầm than. Tần Thủy Hoàng khi ấy đã bổ nhiệm Lý Băng làm Thái thú với trọng trách kiểm soát công việc trị thủy. Lý Băng đã kiến tạo một dòng chảy khổng lồ trên dòng Mân Giang hay còn được biết đến với cái tên Đô Giang Yểm và kiểm soát thành công lũ lụt ở đồng bằng Thành Đô, biến đất Thục trở thành vùng đất trù phú nhất thời bấy giờ.

Để trấn yểm, Lý Băng đã ra lệnh tạc 5 con tê giác đá làm thần thú, 2 con được chở đến Thành Đô và 3 con được đặt ở Đô Giang Yểm.

Các chuyên gia phán đoán rằng rằng con tê giác đá được khai quật ở Thành Đô này có lẽ là một trong những thần thú được nhà Tần sử dụng để trị thủy khi ấy. Đây cũng là con tê giác đá lớn nhất và được phát hiện sớm nhất ở vùng Tây Nam Trung Quốc cho đến nay.

Theo Nguoiduatin

>> xem thêm

Bình luận(0)