Nhà khoa học da màu đứng sau thành công của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là tiến sĩ Glady West. Bà giành được học bổng toàn phần vào Đại học Bang Virginia (VSU).Sau khi tốt nghiệp cử nhân, bà Glady giảng dạy Toán học tại một trường ở thị trấn Waverly trong 2 năm trước khi trở lại VSU để bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ toán học vào năm 1955.Đến năm 1956, bà Glady được mời làm việc cho Trung tâm tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ ở Dahlgren, Virginia. Khi ấy, bà là một trong bốn nhân viên người Mỹ gốc Phi duy nhất tại trung tâm.Nhiệm vụ của nhà khoa học Glady là phân tích dữ liệu từ vệ tinh, tổng hợp lại theo hình dạng của Trái đất. Về sau, bà lập trình ra một chiếc máy tính của IBM để tạo thành một hệ thống tính toán chính xác hơn. Đó chính là nền tảng của GPS ngày nay.Shirley Ann Jackson là một trong những nhà khoa học thành công được nhiều người biết đến. Bà là gười phụ nữ da màu đầu tiên nhận bằng tiến sĩ từ Viện công nghệ MIT của Mỹ.Nữ khoa học gia Shirley là người đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông thế giới khi giới thiệu tới công chúng 2 tính năng cực kỳ hữu ích là hiển thị số gọi đến và cuộc gọi chờ.Đến tận ngày ngày, phát minh của bà Shirley vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo đó, bà trở thành một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại.Alexander Miles là nhà phát minh người Mỹ gốc Phi nổi tiếng thế giới. Ông được mọi người nhớ đến nhiều với việc sáng chế ra chiếc cửa đóng mở tự động của thang máy.Ông Alexander đăng ký bằng sáng chế cho phát minh cửa thang máy vào ngày 11/10/1887.Đến ngày nay, phát minh của ông Alexander được các nhà khoa học cải tiến và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày khi nhu cầu sử dụng thang máy ở các tòa nhà chọc trời, chung cư... ngày càng lớn.Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THĐT1.
Nhà khoa học da màu đứng sau thành công của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là tiến sĩ Glady West. Bà giành được học bổng toàn phần vào Đại học Bang Virginia (VSU).
Sau khi tốt nghiệp cử nhân, bà Glady giảng dạy Toán học tại một trường ở thị trấn Waverly trong 2 năm trước khi trở lại VSU để bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ toán học vào năm 1955.
Đến năm 1956, bà Glady được mời làm việc cho Trung tâm tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ ở Dahlgren, Virginia. Khi ấy, bà là một trong bốn nhân viên người Mỹ gốc Phi duy nhất tại trung tâm.
Nhiệm vụ của nhà khoa học Glady là phân tích dữ liệu từ vệ tinh, tổng hợp lại theo hình dạng của Trái đất. Về sau, bà lập trình ra một chiếc máy tính của IBM để tạo thành một hệ thống tính toán chính xác hơn. Đó chính là nền tảng của GPS ngày nay.
Shirley Ann Jackson là một trong những nhà khoa học thành công được nhiều người biết đến. Bà là gười phụ nữ da màu đầu tiên nhận bằng tiến sĩ từ Viện công nghệ MIT của Mỹ.
Nữ khoa học gia Shirley là người đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông thế giới khi giới thiệu tới công chúng 2 tính năng cực kỳ hữu ích là hiển thị số gọi đến và cuộc gọi chờ.
Đến tận ngày ngày, phát minh của bà Shirley vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo đó, bà trở thành một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Alexander Miles là nhà phát minh người Mỹ gốc Phi nổi tiếng thế giới. Ông được mọi người nhớ đến nhiều với việc sáng chế ra chiếc cửa đóng mở tự động của thang máy.
Ông Alexander đăng ký bằng sáng chế cho phát minh cửa thang máy vào ngày 11/10/1887.
Đến ngày nay, phát minh của ông Alexander được các nhà khoa học cải tiến và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày khi nhu cầu sử dụng thang máy ở các tòa nhà chọc trời, chung cư... ngày càng lớn.
Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THĐT1.