Một cao nhân thời Tam quốc nổi tiếng lịch sử là Tư Mã Huy, hiệu Thủy Kính. Ông còn được nhiều người biết đến với tên gọi "Thủy Kính tiên sinh".Theo các ghi chép, Tư Mã Huy là một danh sĩ túc trí đa mưu, giỏi nhìn người, có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực như: đạo giáo, kỳ môn, binh pháp... Ông đã tiến cử hai nhân tài cho Lưu Bị là Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Nhờ vậy, Lưu Bị chiêu mộ được 2 hiền tài trợ giúp rất nhiều cho ông trong việc lập nên nhà Thục Hán.Lúc sinh thời, Tư Mã Huy còn tiên tri về hậu vận của Gia Cát Lượng. "Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời", Tư Mã Huy tiên đoán. Ngọa Long là tên hiệu của Gia Cát Lượng. Theo tiên đoán của vị cao nhân này, Gia Cát Lượng gặp được minh chủ là Lưu Bị nhưng không gặp thời. Ông sống trong bối cảnh thiên hạ rối loạn.Mặc dù giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc thời Tam quốc nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng qua đời khi thực hiện chiến dịch Bắc phạt. Theo đó, ông không thể giúp nhà Thục Hán thống nhất Trung nguyên.Vị cao nhân nổi danh thiên hạ thời Tam quốc là Bàng Đức Công, hiệu Thượng Trường. Ông là học giả hiểu rộng biết nhiều. Ông chính là người đã tôn xưng Gia Cát Lượng là "Ngọa Long", Bàng Thống là "Phượng Sồ" và Tư Mã Huy là "Thủy Kính".Là nhân tài hiếm có, Bàng Đức Công được mọi người kính trọng. Trong số này, Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu và một số nhân vật quyền lực đã nhiều lần mời Bàng Đức Công làm việc cho mình nhưng đều bị từ chối. Vị cao nhân này quyết định đưa vợ con lên núi Lộc Môn ở ẩn.Nổi tiếng không kém 2 cao nhân trên là Lý Ý - chắt thứ 17 của Lão Tử Lý Nhĩ. Ông nổi tiếng với tài "nhìn thấu tương lai". Tương truyền, ông từng được Lưu Bị tìm đến để hỏi cát hung khi muốn dẫn quân đánh Đông Ngô, báo thù cho cái chết của Quan Vũ. Khi ấy, Lý Ý lấy giấy bút và vẽ 40 bức tranh về binh mã khí giới. Sau khi vẽ xong, Lý Ý xé vụn từng tờ một.Sau đó, Lý Ý vẽ một bức tranh khắc họa một người lớn nằm ngửa ở trên mặt đất, một người bên cạnh đào đất chôn. Bên trên bức tranh còn viết một chữ "Bạch" lớn. Sau đó, Lý Ý để lại bức tranh rồi rời đi. Lưu Bị không hiểu ý nghĩa sâu sa từ "tiên đoán" của Lý Ý, cho rằng ông là người điên khùng nên đốt bức tranh và dẫn quân tiến đánh Đông Ngô.Trên thực tế, 40 bức tranh binh mã khí giới ám mà Lý Ý vẽ ám chỉ 40 doanh trại của Lưu Bị đóng quân dọc ven sông. Những bức tranh này bị xé vụn ám chỉ là các doanh trại này bị phá hủy.Một người lớn nằm trên mặt đất và một người bên cạnh xúc đất chôn được cho là tiên tri về cái chết của Lưu Bị. Chữ "Bạch" lớn ám chỉ Lưu Bị qua đời ở Thành Bạch Đế. Qua đó, tài tiên tri của Lý Ý được nhiều người biết đến. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Một cao nhân thời Tam quốc nổi tiếng lịch sử là Tư Mã Huy, hiệu Thủy Kính. Ông còn được nhiều người biết đến với tên gọi "Thủy Kính tiên sinh".
Theo các ghi chép, Tư Mã Huy là một danh sĩ túc trí đa mưu, giỏi nhìn người, có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực như: đạo giáo, kỳ môn, binh pháp... Ông đã tiến cử hai nhân tài cho Lưu Bị là Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Nhờ vậy, Lưu Bị chiêu mộ được 2 hiền tài trợ giúp rất nhiều cho ông trong việc lập nên nhà Thục Hán.
Lúc sinh thời, Tư Mã Huy còn tiên tri về hậu vận của Gia Cát Lượng. "Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời", Tư Mã Huy tiên đoán. Ngọa Long là tên hiệu của Gia Cát Lượng. Theo tiên đoán của vị cao nhân này, Gia Cát Lượng gặp được minh chủ là Lưu Bị nhưng không gặp thời. Ông sống trong bối cảnh thiên hạ rối loạn.
Mặc dù giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc thời Tam quốc nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng qua đời khi thực hiện chiến dịch Bắc phạt. Theo đó, ông không thể giúp nhà Thục Hán thống nhất Trung nguyên.
Vị cao nhân nổi danh thiên hạ thời Tam quốc là Bàng Đức Công, hiệu Thượng Trường. Ông là học giả hiểu rộng biết nhiều. Ông chính là người đã tôn xưng Gia Cát Lượng là "Ngọa Long", Bàng Thống là "Phượng Sồ" và Tư Mã Huy là "Thủy Kính".
Là nhân tài hiếm có, Bàng Đức Công được mọi người kính trọng. Trong số này, Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu và một số nhân vật quyền lực đã nhiều lần mời Bàng Đức Công làm việc cho mình nhưng đều bị từ chối. Vị cao nhân này quyết định đưa vợ con lên núi Lộc Môn ở ẩn.
Nổi tiếng không kém 2 cao nhân trên là Lý Ý - chắt thứ 17 của Lão Tử Lý Nhĩ. Ông nổi tiếng với tài "nhìn thấu tương lai". Tương truyền, ông từng được Lưu Bị tìm đến để hỏi cát hung khi muốn dẫn quân đánh Đông Ngô, báo thù cho cái chết của Quan Vũ. Khi ấy, Lý Ý lấy giấy bút và vẽ 40 bức tranh về binh mã khí giới. Sau khi vẽ xong, Lý Ý xé vụn từng tờ một.
Sau đó, Lý Ý vẽ một bức tranh khắc họa một người lớn nằm ngửa ở trên mặt đất, một người bên cạnh đào đất chôn. Bên trên bức tranh còn viết một chữ "Bạch" lớn. Sau đó, Lý Ý để lại bức tranh rồi rời đi. Lưu Bị không hiểu ý nghĩa sâu sa từ "tiên đoán" của Lý Ý, cho rằng ông là người điên khùng nên đốt bức tranh và dẫn quân tiến đánh Đông Ngô.
Trên thực tế, 40 bức tranh binh mã khí giới ám mà Lý Ý vẽ ám chỉ 40 doanh trại của Lưu Bị đóng quân dọc ven sông. Những bức tranh này bị xé vụn ám chỉ là các doanh trại này bị phá hủy.
Một người lớn nằm trên mặt đất và một người bên cạnh xúc đất chôn được cho là tiên tri về cái chết của Lưu Bị. Chữ "Bạch" lớn ám chỉ Lưu Bị qua đời ở Thành Bạch Đế. Qua đó, tài tiên tri của Lý Ý được nhiều người biết đến. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.